CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

ĐẤU TRANH CHỐNG LUẬN ĐIỆU CHỐNG PHÁ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BẦU CHỨC DANH CHỦ TỊCH UBND TP HÀ NỘI

 

Tại kỳ họp thứ 16, khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 của HĐND TP Hà Nội sáng 25/9/2020, các đại biểu đồng ý bãi nhiệm chức danh Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung và bầu ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy giữ chức chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Xuyên tạc kết quả đó một số phần tử chống phá cho rằng “Ông Nguyễn Đức Chung bị bãi nhiệm là đương nhiên vì ông vừa bị chính quyền bắt giam do có nhiều vấn đề sai phạm trong quản lý. Tuy nhiên những sai phạm này là vấn đề rất bình thường ở các địa phương khác. Nhiều quan chức khác còn mắc sai phạm lớn hơn ông Chung, nhưng chỉ bị kiểm điểm khiển trách rồi lại được tiếp tục đảm nhiệm chức vị cao hơn. Nói như vậy để thấy việc ông Chung bị bắt giam, bị bãi nhiệm có thể là do những thay đổi lớn trong cán cân quyền lực giữa các phe phái chính trị Việt Nam”

Chúng ta cần khẳng định chắc chắn ràng ý kiến trên là một luận điệu sai trái của những phần tử phản động, kém hiểu biết và chống đối chính quyền. Việc bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung là hoàn toàn chính đáng và đúng trình tự thủ tục, nguyên tắc.

Tại kỳ họp, Sau khi nghe Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội đọc tờ trình bãi nhiệm chức danh Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung, 100% đại biểu HĐND TP Hà Nội đồng ý với việc bãi nhiệm ông Nguyễn Đức Chung bằng hình thức biểu quyết giơ tay. Kết quả trên phù hợp theo quy định hiện hành “HĐND bãi nhiệm thành viên UBND (bao gồm Chủ tịch thành phố) trong các trường hợp: Bị kết tội bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án; có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao”.

Trước đó, ngày 3/9, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đã ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu HĐND TP khóa XV nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Nguyễn Đức Chung để các cơ quan tư pháp thực hiện quy trình tố tụng hình sự.

Ngày 28/8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định Khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam (4 tháng) đối với ông Nguyễn Đức Chung về hành vi "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Ngày 11/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định 1223/QĐ-TTg tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức ChungChủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Quyết định nêu rõ, tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan của ông Nguyễn Đức Chung trong một số vụ án theo quy định của pháp luật.

Cùng ngày, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan của ông Nguyễn Đức Chung trong một số vụ án theo quy định của pháp luật.

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn Bộ Công an cho biết, theo điều tra ban đầu, ông Nguyễn Đức Chung có liên quan đến 3 vụ án.

Thứ nhất, vụ án "Buôn lậu", "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", "Rửa tiền", "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường), Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và một số đơn vị liên quan.

Thứ hai là vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại thành phố Hà Nội.

Thứ ba là vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" mà Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án.

Không dừng ở đó chúng còn ngông cuồng phán đoàn và hồ đồ nhận định cho rằng “Ông Chu Ngọc Anh được người ta nói là sẽ được bầu lên để thay cho ông Chung chẳng qua làm việc hợp thức hóa sự chỉ định của đảng đối với nhân sự lãnh đạo thành phố Hà Nội. Nếu là bầu thì ít nhất phải có hai người. Vì vậy chắc chắn ông ấy sẽ thắng cuộc trong cuộc đua một người”; “Thách thức lớn nhất tại Hà Nội chính là việc quản lý đô thị. Với một địa bàn rộng lớn, với một lượng dân cư khổng lồ, Hà Nội đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý hữu hiệu để có thể điều hành được thành phố này. Những vấn đề tồn đọng về giao thông, môi trường, y tế, giáo dục... là hệ quả của một quá trình quản lý yếu kém lâu dài không dễ giải quyết. Ông Ngọc Anh, ông Chung, hay những ông chủ tịch khác trước kia đều là nhân sự do trung ương sắp đặt. Nếu không có những sự thay đổi từ trung ương thì Hà Nội cũng không trông mong gì lớn vào bất cứ ông chủ tịch nào.

Còn về chuyện bầu và thay thế, người ta nói đây là cuộc bầu cử nhưng thực chất là việc chỉ định nhân sự từ cấp cao nhất trong bộ máy chính trị. Người dân không biết ông Ngọc Anh thực sự là ai, năng lực thế nào và họ cũng không được có ý kiến gì trong việc sắp đặt này”

Đứng trước luận điệu viễn vông, điên cuồng, thiết thực tế của bè lũ phản động này chúng ta cần phải khẳng định rằng đó là hoàn toàn sai trái, cần bám sát hiểu biết về Thủ tục bầu Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố.

Theo Nghị định 08/2016/NĐ-CP về Quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động,cách chức thành viên UBND thì Việc bầu thành viên Ủy ban nhân dân bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Việc bầu Chủ tịch UBND tỉnh phải qua các bước

Bước 1: HĐND gửi văn bản xin ý kiến Bộ Nội vụ kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có ý kiến về việc bầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Sau khi có ý kiến bằng văn bản của cấp có thẩm quyền nêu trên, Chủ tịch HĐND trình HĐND cùng cấp tiến hành việc bầu Chủ tịch UBND.

Bước 2: Chủ tịch UBND do HĐND bầu theo giới thiệu của Chủ tịch HĐND. Chủ tịch UBND được bầu tại kỳ họp thứ nhất của HĐND phải là đại biểu HĐND. Chủ tịch UBND được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu HĐND.

Thành viên UBND trúng cử khi có quá nửa tổng số đại biểu HĐND bỏ phiếu tán thành. Trong trường hợp bầu lần đầu nhưng không được quá nửa tổng số đại biểu HĐND bỏ phiếu tán thành thì việc có bầu lại hay không bầu lại do Chủ tọa kỳ họp xin ý kiến HĐND.

Bước 3: Gửi kết quả bầu Chủ tịch UBND để trình Bộ Nội vụ để thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.

Bước 4: Bộ Nội vụ thẩm định hồ sơ đề nghị phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét phê chuẩn.

Bước 5: Sau khi nhận được văn bản thẩm định của cơ quan nội vụ kèm theo hồ sơ đề nghị của Thường trực HĐND, Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Theo đúng trình tự thủ tục đó, Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể và sự đoàn kết thống nhất cao trong hoạt động, tại kỳ họp, 100% đại biểu có mặt đã đồng ý bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Nguyễn Đức Chung. Tiếp đó, trên cơ sở nhân sự đã được Bộ Chính trị, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội giới thiệu, HĐND Thành phố đã bầu ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí Thành ủy giữ chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 với tỉ lệ phiếu tán thành 100% đại biểu có mặt tại kỳ họp.

=Tia chớp=

0 nhận xét: