Tại điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 2012 quy định: Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sở dĩ lấy ngày 09/11 hằng năm là bởi bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa được ban hành vào ngày 09/11/1946. Sau đó nước ta có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992. Trong đó Hiến pháp năm 1946 có ý nghĩa rất quan trọng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ các bản Hiến pháp sau này cũng như hệ thống pháp luật Việt Nam. Do vậy, ngày 09/11 được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Đây là ngày nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Vậy để hưởng ứng Ngày pháp luật năm 2020 mỗi chúng ta cần phải làm những gì?
Đối với
mỗi cá nhân: Cần phải nhận thức sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của pháp luật cũng
như công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Bởi đây là khâu đầu tiên của quá
trình thi hành pháp luật, nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,
xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân. Chúng ta phải biết rằng việc tổ chức Ngày pháp luật
hằng năm nhằm tôn vinh và đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật. Từ đó
từng người nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, tích cực nghiên cứu, tìm hiểu
pháp luật và lan tỏa sâu rộng pháp luật vào cuộc sống. Đồng thời, qua Ngày pháp
luật xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp
với quy định của Hiến pháp và pháp luật cho mọi người dân. Các hoạt động
của mỗi cá nhân hưởng ứng Ngày pháp luật cũng góp phần hình thành và phát triển
nhân cách của con người, mỗi chúng ta sẽ tự ý thức về bản thân bình, về xã hội,
về dân tộc và về đất nước. Bởi qua ngày này giá trị con người được đề cao, trân
trọng ý thức làm chủ, tộn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật. Từ đó
tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, kỷ cương, phép nước. Mỗi một
hành động, việc làm của chúng ta sẽ cùng nhau góp phần tích cực vì một
nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Khi mỗi
chúng ta nâng cao nhận thức về pháp luật sẽ góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền
mà ở đó từng cán bộ, nhân viên và các thành viên trong xã hội có thái độ, ý thức
kỷ luật, kỷ cương pháp luật. Pháp luật chỉ có thể trở thành công cụ điều
chỉnh tốt nhất hành vi khi chúng ta chấp nhận và tự nguyện chấp hành, trở
thành nhu cầu của mỗi người. Do đó, mỗi chúng ta có những hành động thiết thực
hưởng ứng Ngày pháp luật năm 2020 sẽ góp phần động viên toàn dân đoàn kết,
nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, tự giác chấp hành Hiến pháp
và pháp luật, tích cực tham gia bảo vệ pháp luật. Đặc biệt trong bối cảnh
các thế lực thù địch đang gia tăng sự chống pháp Đảng và Nhà nước ta hiện nay,
Ngày pháp luật có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Đối với
các cơ quan, tổ chức: Để hưởng ứng Ngày pháp luật, các cơ quan tổ chức cần căn
cứ vào tình hình, điều kiện thực tế để tổ chức cho phù hợp, bảo đảm thiết thực,
hiệu quả và sát với nhiệm vụ của từng đơn vị. Trước hết, lãnh đạo, chỉ huy phải
tổ chức giáo dục, quán triệt cũng như tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của
Ngày pháp luật Việt Nam tới toàn thể mọi người. Lựa chọn những nội dung phổ biến,
giáo dục pháp luật thiết thực, phù hợp, nhất là những nội dung cơ bản của các
văn bản pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực trong năm 2019 và năm 2020.
Phổ biến sâu rộng những chính sách, quy định của pháp luật liên quan trực tiếp
đến đời sống xã hội, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp
pháp của người dân, doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực thông tin, truyền thông
nói riêng. Đặc biệt, các cơ quan, tổ chức phổ biến về công tác phòng chống tham
nhũng, khiếu nại tố cáo, phòng chống dịch bệnh, tác hại của rượu, bia trong
tình hình hiện nay. Khi tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần vận dụng đa dạng
các hình thức hưởng ứng, như: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng
internet; biên soạn và phát hành tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật; tổ chức
các buổi hội nghị, hội thảo, tọa đàm và cuộc thi tìm hiểu pháp luật hoặc tổ chức
mít tinh và các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật. Triệt để tận dụng các hình
thức tuyên truyền cổ động trực quan bằng việc treo băng rôn, cờ phướn tại cơ
quan, đơn vị. Kịp thời biểu dương và lan tảo những tập thế, cá nhân điển hình
tiên tiến trong xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật Việt Nam. Nhân rộng các
mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng
thời kiên quyết và nghiêm khắc phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật
hoặc lệch chuẩn xã hội. Từ đó không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong chủ động tìm hiểu và học
tập pháp luật.
Với những
hoạt động, việc làm cụ thể và thiết thực của mỗi cá nhân và các tổ chức hưởng ứng
Ngày pháp luật sẽ giúp cho những chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước đến gần với người dân hơn và dễ dàng đi vào cuộc sống. Ngày pháp
luật năm 2020 càng có ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân ta đa hướng tới Đại
hội đảng lần thứ 13, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai
trò của luật pháp trong đời sống xã hội và mục tiêu xây dựng Nhà
nước pháp quyền của Đảng và Nhà nước ta.
=Tia chớp=
1 nhận xét:
Hãy sống và làm việc theo pháp luật
Đăng nhận xét