Những người
phản đối Luật An ninh mạng quyết liệt nhất phải kể đến là các thế lực thù địch,
phản động. Những đối tượng này, dù bất cứ một sự kiện chính trị, pháp lý nào ở
Việt Nam chúng cũng luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bóp méo, bôi nhọ, kích động vì
động cơ, mục đích rõ ràng là chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Khi những
người phát minh ra Internet, kỹ thuật số, thông tin trên không gian mạng… chắc
cũng không thể tưởng tượng ra sức mạnh khủng khiếp của nó. Với sự phát triển
bùng nổ của công nghệ mang tính đột phá như trí tuệ nhân tạo, Internet của vạn
vật, máy tính lượng tử, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu
nhanh… đã biến không gian mạng trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu,
làm thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng cuộc sống cũng như trong sự phát triển,
thịnh suy của mỗi quốc gia và toàn cầu.
Đây là lĩnh
vực được dự báo sẽ mang lại những lợi ích chưa từng có cho xã hội loài người,
nhưng cũng làm xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn đến an ninh của mỗi
quốc gia và từng người dân. Và, ngày nay – nói như Bộ trưởng Bộ Thông tin
và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng thì không gian mạng không còn là ảo mà là thật.
Trong đời sống thật của xã hội có gì thì trên không gian mạng cũng có như thế,
thậm chí còn có những phát triển, biến thể mới chưa lường tính hết được.
Nhà nước quản
lý bằng pháp luật. Tất cả những vấn đề trong đời sống xã hội của một quốc gia cần
phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Đó không chỉ là công cụ quản lý mà còn là
chuẩn mực để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của mọi chủ thể.
Vì vậy, với
một lĩnh vực quan trọng như thế (Việt Nam là quốc gia phát triển mạnh về công
nghệ thông tin, số người sử dụng Internet lớn, cùng nhiều hiện tượng rất phức tạp
trên không gian mạng), việc Nhà nước ban hành luật để quản lý là điều hết sức
bình thường và cần thiết.
Thực tế cho
thấy, nhiều quốc gia, tổ chức liên minh quốc tế đã nhận thức rõ về những mối đe
dọa đối với an ninh mạng, coi đây là thách thức mới, mối đe dọa mới có tầm quan
trọng và nguy hiểm cao nên đã ban hành luật và các văn bản dưới luật nhằm tạo
ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc
gia từ không gian mạng (Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Canada, Hàn Quốc, NATO, EU…
và hơn 80 quốc gia khác); thậm chí các nước, các tổ chức còn thành lập các lực
lượng chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, phòng chống
khủng bố mạng và tội phạm mạng… Vậy, tại sao khi dự thảo và ban hành Luật An
ninh mạng lại có những người phản đối, thậm chí còn kích động biểu tình. Họ là
ai?
Trước hết,
những người phản đối Luật An ninh mạng quyết liệt nhất phải kể đến là các thế lực
thù địch, phản động. Những đối tượng này, dù bất cứ một sự kiện chính trị, pháp
lý nào ở Việt Nam chúng cũng luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bóp méo, bôi nhọ,
kích động vì động cơ, mục đích rõ ràng là chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước.
Đặc biệt, đối
với không gian mạng là môi trường vô cùng thuận lợi để chúng thực hiện những mưu
đồ đen tối do có sự lan truyền nhanh, rộng, khó kiểm chứng và dễ ngụy tạo.
Thực tế
trong thời gian qua cho thấy, không gian mạng và một số loại hình dịch vụ, ứng
dụng công nghệ thông tin đang bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng triệt
để thực hiện âm mưu tiến hành phá hoại tư tưởng, “cách mạng màu”, “cách mạng đường
phố”, “diễn biến hòa bình”… nhằm làm suy yếu và xóa bỏ chế độ chính trị ở nước
ta. Về Luật An ninh mạng, chúng đưa ra các luận điệu như “chống lại loài
người”, “bịt miệng dân chủ”, “đàn áp bất đồng chính kiến”, “mất quyền tự do
ngôn luận”... Đây là những thông tin hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc, với mục đích
cản trở hoặc gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ trong quần chúng nhân dân đối với
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Luật An
ninh mạng không có quy định nào làm ảnh hưởng đến các quyền cơ bản của con người
được ghi trong Hiến pháp; không những không cản trở mà còn bảo vệ, tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động bình thường, đúng pháp luật của các tổ chức, cá
nhân; phù hợp với các giá trị văn minh pháp lý và các cam kết quốc tế của Việt
Nam. Chỉ các hành vi chống phá đất nước, vi phạm pháp luật, xâm phạm đến các quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân mới bị đấu tranh, xử lý.
Một đối tượng
khác phản đối Luật là những phần tử cơ hội chính trị, bất mãn, có tư tưởng tiêu
cực. Những người này thường lợi dụng những vấn đề còn có ý kiến trái chiều để
đưa ra những bình luận có tính tiêu cực, xuyên tạc làm rối loạn thông tin và
kích động sự bất mãn của một bộ phận những người thiếu hiểu biết hoặc thiếu
thông tin về các vấn đề chính trị, xã hội. Họ cho rằng luật “tạo rào cản kinh
doanh”, “tăng chi phí cho doanh nghiệp”, “thêm giấy phép con”, “lạm quyền”, “cấm
sử dụng facebook, google”,… Một trong những mục đích quan trọng của Luật An
ninh mạng là nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho chính người dân,
các cơ quan, tổ chức.
Thực tế,
trong thời gian qua, tình trạng đăng tải thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống
tổ chức, cá nhân tràn lan trên không gian mạng; các hoạt động lừa đảo, tổ chức
hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi
trụy, tội ác; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân
tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng; xúi giục, lôi kéo, kích động người
khác phạm tội… diễn biến rất phức tạp.
Tuy vậy, việc
quản lý còn thiếu cơ sở pháp lý nên dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng và tiềm ẩn
nhiều nguy cơ đe dọa đến an ninh, an toàn của người dân, thậm chí ảnh hưởng tới
chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia như hoạt động gián điệp, khủng bố, tấn
công… vào hệ thống các cơ sở dữ liệu về quốc phòng, an ninh, ngoại giao; các
công trình, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia hoặc những hệ thống thông
tin quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông,
giao thông vận tải, tài nguyên, môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo
chí…
Luật An
ninh mạng ban hành là nhằm đấu tranh, ngăn chặn với những hiện tượng, hành vi
nghiêm trọng đó; không tạo ra các rào cản nào cho các hoạt động hợp pháp. Luật
cũng có các qui định chặt chẽ về thẩm quyền, trách nhiệm cũng như các chế tài
nghiêm khắc với những cá nhân, tổ chức vi phạm thuộc lực lượng chuyên trách bảo
vệ an ninh mạng. Có không ít trong số những người phản đối Luật An ninh mạng
đã không biết, không hiểu gì về an ninh mạng cũng như nội dung của luật này. Họ
không tìm hiểu, không cần biết, không có trách nhiệm với hành vi của mình. Với
họ, thấy có người phản đối thì… phản đối theo hiệu ứng đám đông như hiện tượng
một số đối tượng bị bắt giữ trong thời gian qua vì tham gia biểu tình, gây rối
trật tự công cộng, đập phá tài sản Nhà nước, chống người thi hành công vụ vì bốc
đồng, bị rủ rê, lôi kéo mà trong số đó có nhiều người là đối tượng côn đồ, càn
quấy, nghiện hút, có nhiều tiền án, tiền sự… Chỉ khi bị bắt giữ, xử lý họ mới tỉnh
ngộ.
Việc ban
hành Luật An ninh mạng là rất cần thiết trong quản lý Nhà nước về lĩnh vực rất
quan trọng này. Các cơ quan chức năng luôn trân trọng lắng nghe, tiếp thu những
ý kiến đóng góp có trách nhiệm, mang tính xây dựng để các chính sách, pháp luật
được ngày càng hoàn thiện, nhưng cũng kiên quyết đấu tranh, xử lý với các hành
vi chống phá chế độ, gây bất ổn xã hội. Việc tôn trọng và chấp hành luật là bổn
phận, trách nhiệm của mỗi công dân. Hãy cảnh giác, không để mắc mưu các phần tử
xấu trước những luận điệu xuyên tạc, xúi giục, kích động và tiêu cực, vì an
ninh, an toàn cho chính chúng ta và vì sự ổn định, phát triển của đất nước.
2 nhận xét:
luật an ninh mạng sẽ ngăn chặn hoạt động của lực lượng chống phá trên không gian mạng
quá hay
Đăng nhận xét