Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021
Home »
DIỄN BIẾN HÒA BÌNH
» ĐẤU TRANH BẰNG BIỆN PHÁP HÒA BÌNH ĐỂ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA DÂN TỘC
ĐẤU TRANH BẰNG BIỆN PHÁP HÒA BÌNH ĐỂ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA DÂN TỘC
Hiện nay, Việt Nam đã kiên trì triển khai nhiều biện pháp phù hợp đấu tranh trên thực địa để bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc, đấu tranh lại với các hành vi sai trái nhằm xâm phạm chủ quyền biên giới, biển đảo của nước ta. Gần đây, Bộ Ngoại giao Việt Nam trao công hàm phản đối hoạt động trái phép của nhóm tàu Hải Dương 08 cho phía Trung Quốc, sử dụng nhiều kênh ngoại giao khác nhau để liên lạc với Trung Quốc. Đó là những bước đầu trong đấu tranh bằng biện pháp hòa bình theo quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Tiến sỹ Hoàng Việt đánh giá: "Các biện pháp hòa bình được liệt kê trong Hiến chương Liên Hợp quốc thứ nhất là bằng con đường đàm phán thương lượng giữa các bên. Phát ngôn của Bộ Ngoại Giao cũng cho thấy Việt Nam đã 3 lần gửi công hàm và sử dụng nhiều kênh ngoại giao quan trọng để tiếp xúc với Trung Quốc. Biện pháp thứ hai là dùng bên thứ ba để tham gia trong quá trình đàm phán và giải quyết trực tiếp".
Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Bá Diến, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, khẳng định Bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hoạt động của Trung Quốc tại khu vực này là hoàn toàn trái phép. Các lực lượng chấp pháp của Việt Nam đã và đang kiên trì đấu tranh tuyên truyền trên thực địa. Khi mọi nỗ lự ngoại giao đều bị phía Trung Quốc khước từ thì Việt Nam có thể đưa vụ việc ra Liên Hợp Quốc: "Chúng ta phải đưa vụ việc ra trước tổ chức quốc tế mà cụ thể có thể là Liên Hợp Quốc. Nếu như tất cả các nỗ lực thương lượng, đàm phán và mọi sự kiên nhẫn của chúng ta đã cạn thì khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế. Chúng ta có những căn cứ và cơ sở pháp lý vững chắc hơn rất nhiều so với Philippines trong vụ kiện Trung Quốc trước đây".
Những ngày qua, Việt Nam đã tận dụng tất cả các biện pháp ngoại giao để tiếp xúc với Trung Quốc, đề nghị rút nhóm tàu Hải Dương 08 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhằm bảo vệ mối quan hệ ngoại giao hiện có của hai nước. Nếu Trung Quốc không tiếp nhận thiện chí này, những bước tiếp theo trong đấu tranh bằng biện pháp hòa bình có thể sẽ được Việt Nam sử dụng để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình trên Biển Đông.
ĐKH-H2
Related Posts:
CÚ ĐẬP CÁNH Ở NAM PHI VÀ VŨ KHÍ CỦA VIỆT NAM Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng nhiều ràng buộc. Một cú đập cánh bướm ở châu Phi có thể gây nên một cơn bão trên khắp toàn cầu. Cũng như một con virus ở Vũ Hán đã làm thay đổi thế giới suốt 2 năm qua. Chính … Read More
VIỆT NAM KHÔNG CẦN CẦU CẠNH SỰ CHÚ Ý CỦA NƯỚC KHÁC Trong quá trình tìm đường cứu nước cũng như đặt nền móng xây dựng nước Việt Nam hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Nhờ đường lối đúng đắn đó, cách mạng Việt Nam đã g… Read More
NHÂN DIỆN SỰ CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG Trong xã hội hiện nay một số đối tượng cán bộ trẻ, đáng lưu ý là lối sống thực dụng đang có chiều hướng gia tăng. Điều đó được biểu hiện ở chỗ: từ chạy theo lợi ích vật chất dẫn đến sự lạm dụng địa vị, quyền lực đang… Read More
THỦ ĐOẠN CỦA TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG LỢI DỤNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN ĐỂ CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC Những năm qua, vấn đề người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên vẫn được các thế lực thù địch tích cực sử dụng để chống phá đất nước. Cùng với việc công kích, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, các đối tượng xấu cũng ra sức … Read More
THỎA THUẬN QUỐC TẾ RÀNG BUỘC - CHÌA KHÓA ỨNG PHÓ VỚI COVID-19 VÀ ĐẠI DỊCH TƯƠNG LAI Việc các quốc gia cùng hướng tới một thỏa thuận quốc tế mang tính ràng buộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đối phó với Covid-19 và ngăn chặn các đại dịch trong tương lai, bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine. Trong gầ… Read More
0 nhận xét:
Đăng nhận xét