Trong chiến
tranh bảo vệ Tổ Quốc, chiến thuật phòng ngự được coi là một loại chiến đấu cơ bản
lấy ít địch nhiều, lấy nhu thắng cương, lấy yếu thắng mạnh; thường được sử dụng
khi đối phương mạnh hơn. Phòng ngự chắc chắn, an toàn, tìm cơ hội tấn công bất
ngờ, sắc sảo, hiệu quả để giành thắng lợi. Khi đó, phòng ngự đã trở thành một
nghệ thuật của người cầm quân.
Trong thực hiện
công việc hiện nay, nhiều ý kiến phàn nàn về “hiện tượng phòng ngự” ở một số
cán bộ. Đó là biểu hiện của phong cách, thái độ trì trệ, giữ kẽ, “trông chờ ỷ lại”,
bình chân như vại. Thậm chí là sự thờ ơ, hờ hững, e ngại, nhụt chí của một số
cán bộ có “trách nhiệm”. Họ rất ngại đụng chạm đến các công việc, các mối quan
hệ liên quan đến chức trách, nhiệm vụ, lợi ích của mình. Họ thường ngụy biện là
phải thận trọng, “giữ hòa khí” và “rất nhạy cảm”, phải giữ sự ổn định chính trị,…
nhưng thực tế đó là hành vi xấu, thiếu trách nhiệm làm gì cũng sợ sai, ngại va
chạm, thiếu tích cực. Sự phòng ngự là một lực cản và ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển của mỗi tổ chức và toàn xã hội, cần được điều chỉnh.
Cuộc sống vốn
rất phong phú, đa dạng, muôn vẻ, luôn vận động, phát triển không ngừng. Chúng
ta đang rất cần những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm. Đảng và Nhân dân ta luôn trân trọng, ủng hộ những cán bộ như vậy. nhất
là những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, tổ chức chính trị
xã hội. Vì vậy, mỗi chúng ta dù là người cán bộ, đảng viên hay là người dân
bình thường cần nhận thức rõ cái xấu của hành vi một bộ phận cán bộ của Đảng,
Nhà nước ta hiện nay. Từ đó, mỗi người tích cực phát huy vai trò giám sát của
mình; kiên quyết phê phán, loại bỏ những hành vi như vậy; đóng góp sức lực của
mình vào xây dựng tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội
trong sạch, vững mạnh; giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ có chức,
có quyền thực sự là đầy tớ, công bộc của nhân dân./.
PQV-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét