Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận phát triển trí tuệ là ba mặt thống nhất của một quá trình làm điều kiện, tiền đề cho nhau. Thực hiện tốt vấn đề tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận giúp nhận thức của con người ngày càng phản ánh sâu sắc hiện thực khách quan là cơ sở cho xã hội ngày càng tiến bộ hơn. Tuy nhiên, sự vận động và phát triển của nó, nhất là hiện nay, luôn phải đấu tranh với những nhận thức lạc hậu, sai trái và đặc biệt là tư tưởng muốn chống lại sự tiến bộ, chống lại những biến đổi cách mạng. Vì vậy, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn là một biện pháp cơ bản để tự phê phán và phê phán có hiệu quả nhất.
Hiện
nay, các thế lực thù địch và cơ hội về chính trị luôn tìm cách xuyên tạc và phủ
nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận hệ thống các quan
điểm trong đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng. Với tư duy đổi mới, thời gian
qua Đảng ta đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn mới. Tuy nhiên,
nhiều vấn đề thực tiễn, lý luận mới và khó đang tiếp tục đặt ra phải nghiên cứu
tiếp. Công tác lý luận dù có nhiều tiến bộ, có nhiều đóng góp cho đường lối đổi
mới, nhưng trước yêu cầu của thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, tính chiến đấu
trong hoạt động lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế, có mặt tính thuyết phục
chưa cao. Vì vậy, cần tiếp tục tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận sâu
hơn, khoa học và đa chiều hơn.
Nghiên
cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đã được khẳng
định trong lý luận và đường lối đổi mới của Đảng, khắc phục những nhận thức
chưa chính xác hoặc không đúng trong các tầng lớp nhân dân; đồng thời, phải bảo
vệ nó trước sự tấn công của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng vào đấu
tranh với những lý luận, tư tưởng sai trái. Phải vạch rõ những điều vô căn cứ,
thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn, sự xuyên tạc của các luận điệu thù địch,
xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đúng đắn của
Đảng ta, gây hoang mang, mất phương hướng trong nhân dân.
Hiện
nay, những vấn đề các thế lực thù địch và cơ hội chính trị thường tập trung
xuyên tạc chúng ta là những vấn đề mang tính cốt lõi, tính nguyên tắc trong chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với tính quy luật của quá trình
lịch sử trong thời đại ngày nay. Chẳng hạn, chúng cho rằng, với sự sụp đổ của
hệ thống xã hội chủ nghĩa đã chứng minh sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa
là sai lầm; hoặc nước ta chưa có tiền đề vật chất để tiến lên chủ nghĩa xã hội,
cần phải lựa chọn con đường tư bản chủ nghĩa; hoặc chủ nghĩa tư bản ngày nay đã
thay đổi bản chất, giai cấp vô sản không còn, do đó không còn sự bóc lột, chủ
nghĩa tư bản nhân dân là vĩnh viễn; hoặc đi theo “chủ nghĩa xã hội dân chủ”,
tức là không tư bản, không xã hội chủ nghĩa, thực ra là một loại hình tư bản
chủ nghĩa mà thôi, mới có triển vọng; hoặc phải thực hiện chế độ “đa nguyên
chính trị” mới thực sự dân chủ và nhiều dân chủ hơn; hoặc đi theo kinh tế thị
trường là đi theo chủ nghĩa tư bản; hoặc muốn phát triển phải thị trường hóa
triệt để, tư nhân hóa triệt để... Họ lờ đi những thành tựu đổi mới, cải cách
của một số nước xã hội chủ nghĩa đang gặt hái nhiều thành công; hoặc khi không
thể phủ nhận được thì họ cho rằng thành tựu đó là nhờ đi theo “con đường tư bản
mà thôi”.
Việc
chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, chứng tỏ nhờ tổng kết lý luận gắn chặt với tổng kết
thực tiễn, tổng kết lịch sử không chỉ trong nước mà với tầm thế giới, tầm thời
đại, chúng ta đã bảo vệ được sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, tạo ra bước ngoặt trong phát triển hệ tư tưởng đó. Kết quả đó,
không chỉ có sức thuyết phục đối với những người cộng sản và nhân dân ta mà còn
phê phán bác bỏ những luận điệu phản khoa học, phản mácxít.
Chủ
nghĩa xã hội lý luận và hiện thực đã chịu nhiều thử thách khắc nghiệt không chỉ
từ sự công kích, chống phá của kẻ thù mà còn ở chính những sai lầm lớn trong
phong trào cộng sản. Vì vậy, việc tổng kết lịch sử, tổng kết thực tiễn, nghiên
cứu lý luận nhằm đổi mới tư duy lý luận, tư duy thực tiễn, khắc phục những nhận
thức lỗi thời, sai trái ngay trong nội bộ những người cách mạng. Bởi nội bộ
không thông suốt thì không thể phê phán được những tư tưởng xuyên tạc của kẻ
thù và kẻ cơ hội chính trị. Để nội bộ thông suốt thì phải nghiên cứu tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận để làm rõ các vấn đề của đất nước, thời đại đặt
ra. Thực tiễn luôn là những thách đố, những áp lực, nhưng cũng là cơ sở, gợi mở
và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tư duy phải đổi mới trước hết là tư duy lý luận;
và chính thực tiễn kiểm nghiệm nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận. Xa
rời thực tiễn, không nghiên cứu thấu đáo thực tiễn từ chiều sâu bản chất đến
tính đa diện, muôn vẻ của nó thì chắc chắn sẽ lạc hậu, không thể tiến lên phía
trước. Đồng thời, phải tập trung phát triển lý luận, trước hết lâu dài về mặt
triết học. Bước ngoặt chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay đỏi
hỏi cao năng lực tư duy lý luận sáng tạo và bản lĩnh chính trị kiên cường cả
trong nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận và hoạt động thực tế.
Cuộc
đấu tranh tư tưởng và phát triển lý luận vẫn còn phức tạp và lâu dài, bởi thực
tiễn cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mới và các thế lực chống phá chủ nghĩa
xã hội không từ bỏ âm mưu, thủ đoạn thâm độc của chúng. Cần có cơ sở vững chắc là phương pháp luận đúng đắn của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoa lý luận thời đại,
kinh nghiệm phát triển đất nước. Vấn đề quan trọng đạt hiệu quả cao trong phê
phán và phát triển lý luận là phải nắm vững phương pháp luận khoa học, biện
chứng, lịch sử, dân chủ và nhân văn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét