Vừa qua, Tổng
Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường khi trả lời phỏng
vấn của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào ngày 02/5/2021 đã nhấn mạnh nhấn ba điểm mới
trọng tâm, đó là:
Thứ nhất, công
tác triển khai bầu cử được tiến hành từ sớm. Hội đồng bầu cử quốc gia, nhân sự
Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia đã được thành lập và
kiện toàn từ sớm. Công tác tham mưu, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV
và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 cũng sớm hơn so với các kỳ bầu
cử trước. Tương tự như vậy đối với việc kiện toàn các tiểu ban chuyên môn và bộ
máy tham mưu giúp việc của Hội đồng bầu cử quốc gia. Những yếu tố này tạo sự
chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo bầu cử, các hoạt động hướng dẫn và bảo đảm các
điều kiện là cơ sở cho cuộc bầu cử được kịp thời triển khai.
Thứ hai là
những điểm mới trong cơ cấu, thành phần số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân. Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội (được sửa đổi năm
2020), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (được sửa đổi năm 2019) thì những
nội dung liên quan đến cơ cấu, thành phần số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân có sự thay đổi so với các nhiệm kỳ trước. Trước hết là số
lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách tăng lên ít nhất 40%; số lượng đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp giảm đều từ 5 đến 10 đại biểu tùy thuộc vào từng cấp
chính quyền và từng loại hình đơn vị hành chính. Tiếp đến là việc xác định độ
tuổi người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân khi
áp dụng độ tuổi nghỉ hưu theo lộ trình của Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/1/2021) và việc tính tuổi (theo lộ trình) được áp dụng
đối với cả đại biểu chuyên trách và không chuyên trách.
Thứ ba, công
tác chuẩn bị bầu cử được đặt ra trong bối cảnh tình hình nguy cơ dịch bệnh
COVID-19 vẫn có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. Qua hai đợt giám sát (đợt 1, đợt
2), mặc dù các địa phương đã chủ động phòng chống dịch bệnh và lên phương án
cho những tình huống phát sinh trường hợp mắc COVID-19 tại địa phương. Tuy
nhiên, đây cũng là vấn đề cần được quan tâm và các cấp chính quyền, các tổ chức
phụ trách bầu cử từ trung ương đến địa phương cần luôn đề cao tinh thần phòng
chống dịch để bảo đảm cuộc bầu cử được diễn ra an toàn, hiệu quả. Bởi vậy, đây
là lần đầu tiên, nội dung y tế được lồng ghép với công tác bảo đảm an ninh trật
tự để tham mưu, giúp Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ đạo, hướng dẫn các vấn đề
liên quan đến y tế.
Điểm mới trọng
tâm thứ ba ở trên về nguy cơ dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến công tác bầu cử
từ trung ương đến địa phương đã hiện hữu rõ ràng; nhất là các địa phương có số
người dương tính với COVID-19 với số lượng tăng cao và diễn biến có chiều hướng
phức tạp. Chính mức độ nguy hại của vi rút chủng mới đặt ra cho chúng ta phải
nâng cao tinh thần cảnh giác phòng chống hơn nữa đối với dịch bệnh trong thời
gian tới, đặc biệt là khi đi bầu cử. Đó là ngoài việc thực hiện đầy đủ các quy
định về bầu cử, an ninh, y tế thì mỗi cử tri phải quan tâm, đầu tư nghiên cứu
kỹ tiểu sử của các đại biểu tham gia dự bầu; đến ngày bầu cử bố trí, sắp xếp
thời gian để tham gia bầu cử trật tự, kỷ cương, nhanh gọn. Đồng thời, tuyên
truyền vận động mọi người cùng chung tay trong phòng chống dịch bệnh một cách
quyết liệt, hiệu quả nhất.
Có thể nói, nội
dung trọng tâm mới thứ nhất và thứ hai trong bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV
và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 mà đồng chí Tổng Thư
ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh cho thấy sự
công phu, chu đáo về công tác chuẩn bị, minh bạch rõ ràng về cơ cấu, chú trọng
đề cao về công tác phồng chống dịch COVID-19. Đây là là cơ sở vững chắc cho
thành công của bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp lần này./.
PTC-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét