Trong bối cảnh Đảng ta tích cực nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các thế lực thù địch, phản động tăng cường công kích, xuyên tạc, phủ nhận các quan điểm, đường lối, chính sách trong các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta. Chúng rêu rao, tuyên truyền luận điệu cho rằng đường lối, chính sách phát triển kinh tế trong Văn kiện Đại hội XIII là chủ quan, duy ý chí, phi thực tế, thiếu nguồn lực. Từ đó quy chụp, cho rằng đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng ta trước đây và hiện nay là sai lầm, phi thực tế, nhằm làm mất uy tín của Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Để
lập luận, minh chứng cho luận điệu này chúng đưa ra nhiều lý lẽ khác nhau để tấn
công, chống phá.
Một
là, cách tiếp cận, phương pháp xây dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách phát
triển kinh tế trong Văn kiện Đại hội XIII là phi khoa học, không dân chủ, khách
quan vì chỉ do một vài cơ quan, cá nhân dự thảo, không dựa trên những tổng kết
công khai, công tâm, khách quan.
Hai
là, phủ nhận các nội dung, quan điểm, chính sách của Đảng ta về phát triển kinh
tế, về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Chúng
cho rằng Việt Nam không thể giải quyết được mối quan hệ giữa tuân theo các quy
luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tếvà phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo
vệ môi trường, vì kinh tế thị trường là của chủ nghĩa tư bản, vận động theo các
quy luật của chủ nghĩa tư bản, không thể dung hòa và kết hợp được với con đường
xây dựng chủ nghĩa xã hội, với định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển vì
giữa chúng có sự mâu thuẫn, đối lập, thậm chí là đối kháng với nhau. Nếu đem
"ghép" định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường thì chẳng
khác nào đem ghép "nước với lửa",
tạo thành cơ thể "đầu Ngô mình Sở", chỉ mang lại những thất bại. Cùng
với đó, chúng cũng cho rằng ở Việt Nam không có và không thể giải quyết được
quan hệ nhà nước - thị trường - xã hội bởi vì đây là ba yếu tố rời rạc, không
liên quan với nhau; vì chúng ta ngăn cản, cấm đoán "tam quyền phân lập",
"xã hội dân sự" nên không thể giải quyết được mối quan hệ này. Chúng
cũng cho rằng, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc
xác định vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế là sai lầm, kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo là phi thực tế, bao biện, không phù hợp với xu thế phát triển
kinh tế hiện nay.
Ba
là, phủ nhận các đánh giá về thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội
của nước ta trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, chúng cho rằng, trong thời
gian qua, chúng ta gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, chúng
thổi phồng những hạn chế, thiếu sót trong phát triển kinh tế ở nước ta, đồng thời
cho rằng các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế, phát triển đất nước đến
năm 2025, 2030, 2045 trong Văn kiện Đại hội XIII là viển vông, tù mù, hư ảo;
các định hướng, giải pháp phát triển kinh tế như định hướng phát triển nhanh, bền
vững đất nước, các đột phá chiến lược, các nhiệm vụ trọng tâm… là viển vông,
phi thực tế, mang tính chất "tuyên truyền, mị dân", thiếu nguồn lực để
thực hiện. Chúng cho rằng, thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở
Việt Nam thời gian qua đã bị thất bại và hiện nay đang gặp nhiều khó khăn,
không giải quyết được những tồn tại, mâu thuẫn nảy sinh nhất là trong bối cảnh
hiện nay có nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến nước ta như dịch bệnh
Covid-19, thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu…, từ đó suy diễn, phủ nhận đường
lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng ta; cho rằng Việt Nam cần từ bỏ hẳn
chính sách kinh tế hiện nay, từ bỏ "định hướng xã hội chủ nghĩa",
chuyển sang phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Thông
qua những quan điểm, luận điểm này, đã bộc lộ dã tâm, mưu đồ đen tối là xuyên tạc,
phủ nhận đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng ta nói chúng và
trong Văn kiện Đại hội XIII nói riêng, từ đó phủ nhận, bác bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi Đảng ta phải thoái lui, từ bỏ con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội để đưa đất nước theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản; từ đó gây
tâm lý hoài nghi, dao động, giảm sút niềm tin trong nhân dân, đặc biệt là niềm
tin vào vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Đảng ta. Qua những lý lẽ đưa ra có
thể thấy đây là những quan điểm, luận điểm hết sức phản động, sai lầm, phi khoa
học, không có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn, chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong
phân tích, đánh giá; nhiều nhận xét là chủ quan, vô căn cứ và mang tính áp đặt.
Nền
tảng tư tưởng, nguyên tắc xác định đường lối, chính sách phát triển kinh tế
trong Văn kiện Đại hội XIII là khoa học, hiện đại, nhất quán. Cách thức, các bước
xây dựng, xác định các đường lối, chính sách phát triển kinh tế trong Văn kiện
Đại hội XIII của Đảng bảo đảm tính khoa học, dân chủ, khách quan. Nội dung
trình bày trong các Văn kiện, nhất là các nhận định, đánh giá, dự báo, những định
hướng về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp là khoa học, chính xác, khả thi, không
tô hồng, không bôi đen, phản ánh đúng thực tế khách quan, trong đó có nhiều điểm,
nội dung mới phù hợp với thực tiễn và bối cảnh mới hiện nay. Về thực tiễn, đường
lối, chính sách phát triển kinh tế trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ngay từ
khâu dự thảo đã được nhân dân đón nhận, quan tâm tham gia đóng góp ý kiến, đồng
thời thể hiện sự nhất trí về cơ bản, được hoan nghênh, đánh giá cao
Đường
lối, chính sách phát triển kinh tế trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng được
chuẩn bị công phu, nghiêm túc, khoa học, có chất lượng, có tính kế thừa và phát
triển về tư duy, lý luận, thật sự khoa học, kết tinh trí tuệ và sức sáng tạo của
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Những đường lối, chính sách này có tính khái
quát cao; vừa có tính tổng kết lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, phản ánh ý
chí và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta về phát triển kinh tế đất nước. Luận
điểm cho rằng "Đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đại hội XIII
là phi thực tế, thiếu nguồn lực" là
chủ quan, không có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn. Về lý luận luận điểm này
đã dựa trên những phân tích, nhận xét phi khoa học, không lôgich, không hệ thống
và không toàn diện. Về thực tiễn, quan điểm này cũng phiến diện, mang tính chất
cứng nhắc, quy chụp, không thấy rõ hoàn cảnh lịch sử cụ thể cũng như các thành
tựu, kỳ tích trong phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng ta thời gian
qua./.
PVĐ-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét