Thuyết “Sự kết thúc của lịch sử” của Francis Fukuyama có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Cũng vì lẽ đó, một cách trực tiếp hay gián tiếp, thuyết này đã thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu quan hệ quốc tế ở nhiều quốc gia trên thế giới, buộc họ phải quan tâm nghiên cứu nó một cách thỏa đáng.
Khi nhìn nhận lại thế kỷ XX, tác giả luận thuyết cho rằng,
thế kỷ XX đã chứng kiến nhiều cuộc đối đầu về tư tưởng, trước hết là cuộc đụng
độ giữa chủ nghĩa tự do với các tàn tích của chủ nghĩa chuyên quyền, tiếp đến
là giữa chủ nghĩa Bolshevic (cộng sản Nga) với chủ nghĩa phát xít, và cuối cùng
là giữa chủ nghĩa Mác hiện đại với các tư tưởng hòa bình toàn thế giới. Francis
Fukuyama cho rằng, sở dĩ chủ nghĩa Mác hiện đại đối đầu với các tư tưởng hòa
bình là vì nó đe dọa đưa nhân loại đến cuộc chiến tranh hạt nhân mà theo đó
nhân loại sẽ bị tận diệt. Nhưng thế kỷ XX, theo tác giả, cũng đã chứng kiến những
bước đi vững chắc của lịch sử tiến đến cái đích cuối cùng của nó là nền dân chủ
tự do kiểu phương Tây.
Chủ nghĩa dân chủ tự do kiểu phương Tây được tác giả
ca ngợi và tôn sùng giống như ý niệm tuyệt đối, tối thượng hay như mục đích cuối
cùng mà lịch sử toàn nhân loại phải đi đến bằng bất cứ giá nào. Đây quả thật là
thứ sản phẩm phát sinh từ thuyết mục đích luận trong triết học lịch sử của
Hegel. Từ những lý lẽ dài dòng, Francis Fukuyama đi đến các mệnh đề trung tâm đầy
tính chất của nghĩa duy tâm trong thuyết "Sự kết thúc của lịch sử?” của
ông ta với các luận đề chính sau:
1. Văn hoá - văn minh của một cộng đồng, một dân tộc,
hay một khu vực trong lịch sử chính là cái cơ sở quyết định sự thịnh vượng của
các xã hội ấy. Bởi vậy, suy luận ngược theo chiều ngược lại là: khu vực nào thịnh
vượng nhất sẽ là khu vực có nền văn hoá - văn minh ưu việt hơn những khu vực
khác.
2. Trong bức tranh toàn cầu hiện nay, khu vực phát triển
nhất chính là phương Tây. Điều đó đã chứng tỏ rằng, các giá trị của nền văn hoá
- văn minh phương Tây là vượt trội hơn hẵn so với các khu vực khác trên thế giới.
3. Đi sâu vào mổ xẻ bản chất của nền văn hoá - văn minh
phương Tây, tác giả của luận thuyết đã đột nhiên “phát giác” ra (mà không cần
phải luận chứng) rằng: nét đặc trưng tạo thành tính quy định riêng có của nền
văn hoá - văn minh ấy chính là ý thức hệ dân chủ tự do.
4. Từ đây có thể đi đến kết huận là, nếu các nước, các
khu vực khác trên thế giới muốn đạt đến sự thịnh vượng như trạng thái hiện nay
của phương Tây, thì họ buộc phải hấp thụ ý thức hệ của phương Tây, tức là phải
coi những chuẩn mực của ý thức hệ của phương Tây là mang tính phố quát và toàn
năng; như vậy, đối với các quốc gia, các xã hội phi phương Tây sẽ không có sự lựa
chọn con đường phát triển nào khác ngoài con đường của phương Tây hiện nay.
5. Với ý nghĩa đó, lịch sử đã kết thúc bằng sự đắc thắng
của các giá trị văn hoá phương Tây. Văn hoá - văn minh phương Tây với cái tôi
là ý thức hệ dân chủ tự do sẽ là điểm tận cùng mà mọi cộng đồng và quốc gia
trong lịch sử nhân loại phải đến.
6. Sau chủ nghĩa dân chủ tự do phương Tây, sẽ không
còn bất cứ bước đột phá nào nữa trong lĩnh vực ý thức hệ. Chủ nghĩa dân chủ tự
do đã là điểm tận cùng trong thang bậc tiến hoá của ý thức hệ toàn nhân loại. Từ
nay về sau, những bước nhảy về chất chỉ có thể diễn ra trong đời sống vật chất,
theo nghĩa là hiện thực hoá khuôn mẫu lý tưởng của chủ nghĩa dân chủ tự do
phương Tây. Đó là bản chất của bức thông điệp về “Sự kết thúc của lịch sử” mà
Francis Fukuyama đưa đến, hay nói đúng hơn, mong muốn đưa đến cho các dân tộc
trên thế giới.
Từ những luận đề trên, có thể chỉ ra ý đồ chính trị mà
Francis Fukuyama thể hiện qua thuyết “Sự kết thúc của lịch sử” của ông ta là:
- Phủ nhận vai trò phương pháp luận khoa học của quan
điểm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác.
- Xuyên tạc chủ nghĩa Mác, để từ đó phủ nhận giá trị
tiến bộ và khoa học của ý thức hệ giai cấp vô sản và hệ tư tưởng xã hội chủ
nghĩa; bằng cách đó tấn công trực diện vào các nước xã hội chủ nghĩa còn lại
trên thế giới.
- Cổ vũ và tuyên truyền cho các giá trị của chủ nghĩa
tư bản Mỹ. `
- Luận chứng cho ý định thiết lập trật tự thế giới đơn
cực do Mỹ lãnh đạo. Nếu các giá trị dân chủ tự do của nền văn hoá phương Tây
mang tính toàn năng, phổ quát đối với thế giới còn lại, thì nước Mỹ là “vật
mang” điển hình các giá trị đó. Do vậy, sứ mạng thống trị thế giới hiển nhiên
phải thuộc về đất nước siêu cường này.
Thật ra, phần đông các chính trị gia và các học giả Mỹ,
bằng nhiều cách thức khác nhau, dưới cả cái vẻ bề ngoài đôi khi phản bác nhau,
nhưng đều nhằm mục đích chung là tuyên truyền cho sức mạnh Mỹ, khuếch trương
các giá trị Mỹ, phổ biến mô hình Mỹ ra toàn thế giới, kỳ vọng lấy đó làm chuẩn
mực điều hành thế giới theo chiều hướng có lợi nhất cho Mỹ. Cổ vũ và tuyên truyền
cho trật tự sức mạnh bá quyền của Mỹ - đa số thuyết đơn cực (trật tự sức mạnh
đơn cực). Cổ vũ và tuyên truyền cho trật tự kinh tế dưới sự chỉ đạo của Mỹ - đã
có thuyết về “sự đồng thuận Washington”. Và cuối cùng, cổ vũ và tuyên truyền
cho sức mạnh của ý thức hệ và các giá trị văn hoá - mà về thực chất là của Mỹ
và theo kiểu Mỹ - chứ không phải của phương Tây nói chung - đó là thuyết “Sự kết
thúc của lịch sử”.
Xét trên nhiều phương diện, thuyết “Sự kết thúc của lịch
sử” là nguy hiểm hơn nhiều so với những thuyết khác. Bởi lẽ, thuyết này không bộc
lộ trực diện thái độ ca ngợi và ủng hộ mưu đồ bá quyền của chính giới Mỹ. Trái
lại, nhân danh các giá trị nhân đạo, tiến bộ và phổ quát, thuyết này đã “lén
lút” tuồn vào cái ý tưởng dẫn dắt mà về thực chất là cưỡng bức các dân tộc, các
nền văn hoá - văn minh khác trên thế giới đi theo con đường mà nước Mỹ buộc họ
phải theo.
Nguy hại hơn, khi núp dưới lớp vỏ “các giá trị tự do
và dân chủ phổ quát” thuyết “Sự kết thúc của lịch sử”, trong điều kiện toàn cầu
hoá, quốc tế hóa sâu rộng như hiện nay, nó sẽ dễ dàng khuyếch tán ảnh hưởng
xuyên qua các rào chắn bản sắc văn hoá để phá vỡ tính cố kết nội tại trong các
cộng đồng dân tộc trên thế giới. Sự suy yếu của ý thức hệ dân tộc cũng có nghĩa
là sự lớn mạnh của ý thức hệ lai tạp (hợp chủng) của Hoa Kỳ, một hình mẫu có một
không hai trong lịch sử.
Thuyết “Sự kết thúc của lịch sử” cũng đồng thời cỗ vũ
cho quá trình toàn cầu hoá theo cách đồng hoá thế giới bằng các giá trị Mỹ, chuẩn
mực Mỹ và mô hình Mỹ. Thành thử, nếu không tỉnh táo phân tích tác hại các mặt của
quá trình toàn cầu hoá đối với một quốc gia, một dân tộc, thì việc tiếp nhận giản
đơn quá trình ấy không tránh khỏi tiếp nhận quá trình Mỹ hoá.
HDH-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét