Biển Đông ngày càng được định vị quan trọng hơn trong các chính sách đối ngoại của các nước trên thế giới, là tâm điểm tranh giành quyền lực và tầm ảnh hưởng của các quốc gia trong và ngoài khu vực đặc biệt là các nước lớn. Thời gian qua, vùng biển này luôn là “chảo lửa” trên bàn cờ chính trị của khu vực. Do đó, các thế lực phản động đã triệt để lợi dụng internet và mạng xã hội để tung ra những thông tin sai sự thật nhằm xuyên tạc, chống phá vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Pháo đài quân sự kiên cố và binh lính Trung Quốc đồn trú trái phép tại đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam
Trước hết, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã lập nên các tờ báo, đài phát thanh phản động ở nước ngoài như BBC, Đài châu Á tự do (RFA)..; các trang mạng xã hội như facebook, Youtube, Twitter,… để phát tán tài liệu, hình ảnh, video xuyên tạc tình hình, diễn biến phức tạp trên Biển Đông. Thủ đoạn quen thuộc của các thế lực thù địch là lợi dụng những “điểm nóng” trên biển Đông để bóp méo, bịa đặt, xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Điển hình là các sự kiện như: tàu Viking 02 và tàu Bình Minh 02 của Việt Nam bị cắt cáp năm 2011 và 2012; dàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên biển Đông năm 2014; Mỹ và các nước đồng minh ngày càng can dự sâu hơn vào vấn đề Biển Đông...
Các
đối tượng thù địch đã viết bài đưa ra các luận điệu xuyên tạc: “Chính phủ Việt
Nam nhu nhược, hèn nhát”, “Chính phủ Việt Nam bán Biển Đông”, “Cộng sản Việt
Nam làm ngơ về Biển Đông”, Đảng, Nhà nước Việt Nam im lặng vì đã thỏa hiệp
với nước ngoài; chính quyền “không nói rõ về tình hình tại khu vực bãi Tư
Chính”, “không có giải pháp mạnh với Trung Quốc”. Chính phủ Việt Nam “bịt miệng
báo chí”, “Nhà nước Việt Nam đã đồng ý giao bãi Tư Chính cho Trung Quốc” để
nhân đó kêu gọi lật đổ chế độ.
Mục
đích của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội khi lợi dụng internet
và mạng xã hội để đưa các thông tin tuyên truyền sai sự thật, xuyên tạc về tình
hình biển Đông là nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, chia rẽ giữa Đảng,
Nhà nước, Quân đội và nhân dân trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của
Việt Nam. Do đó, các thế lực thù địch đã lợi dụng những diễn
biến phức tạp trên Biển Đông để kích động một bộ phận nhân dân biểu tình, tuần
hành gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, từ đó tác động
tiêu cực tới nhận thức, tư tưởng, gây tâm lý hoang mang, hoài nghi, làm suy giảm
lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Mưu đồ sâu xa của các thế
lực là thông qua vấn đề biển, đảo đểchống phá chế độ, gây chia rẽ giữa Đảng,
Nhà nước và nhân dân, thực hiện “diễn biến hòa bình”; chia rẽ quan hệ đối ngoại
của Việt Nam với các nước có liên quan, làm cho Việt Nam rơi vào tình trạng đối
đầu, bị cô lập.
Có
thể nhận thấy, những căng thẳng trên biển Đông đã trở thành “miếng mồi béo bở”
để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng để xuyên tạc, chống
phá sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo;
từ đó chia rẽ mối quan hệ mật thiết của Đảng với nhân dân; hạ vệ uy tín của Đảng,
Nhà nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Đó là những âm mưu thâm độc, thủ đoạn
tinh vi nên cần phải có những cách thức để đấu tranh phản bác có hiệu quả.
Trong
bối cảnh tình hình biển Đông đã và đang có nhiều diễn biến phức tạp, cuộc
đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các lợi ích chính đáng, hợp pháp
của Việt Nam theo luật pháp quốc tế ở Biển Đông ngày càng khó khăn, quyết liệt hơn
bao giờ hết.
Quan
điểm thống nhất, xuyên suốt của Việt Nam là bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc
gia, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích hợp pháp trên Biển Đông, đồng thời giữ vững
môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước, củng cố quan hệ
hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, các nước ASEAN và các nước khác: “Kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hợp pháp, chính đáng
của quốc gia trên biển, đồng thời chủ động, tích cực giải quyết, xử lý các
tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật
pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; giữ gìn môi
trường hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển”.
Những
quan điểm trên chính là căn cứ chính trị, pháp lý quan trọng để chúng ta cần
kiên trì, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc vấn đề
chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Mục đích của việc đấu tranh này là làm
cho nhân dân Việt Nam hiểu rõ về lập trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về vấn đề chủ quyền là nhất quán và đều vì lợi ích của dân tộc và nhân dân Việt
Nam; đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng
trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay; từ đó góp phần
làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên
khu vực Biển Đông, qua đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế
đối với cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Đấu
tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch về chủ quyền biển, đảo của
Việt Nam là góp phần quan trọng vào việc bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ trước sự
chống phá ngày càng tinh vi, quyết liệt của các thế lực thù địch.
NQT-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét