Mọi quốc gia trên thế giới đều quản lý hoạt động tôn giáo bằng những
quy định pháp luật, ngay tại Hoa Kỳ hoạt động của các tổ chức tôn giáo được quản
lý theo luật pháp của các bang; các cơ quan chính quyền của bang trực tiếp thi
hành việc giám sát các hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn hành
chính của bang; chỉ khi được chính quyền cho phép thành lập, thì các tổ chức
tôn giáo mới được phép hoạt động và có tư cách pháp nhân.
Việt Nam cũng vậy, tôn giáo, tín ngưỡng được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người
dân, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng,
bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Đây là chủ trương nhất
quán được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013 và Luật tôn giáo, tín ngưỡng năm
2016. Là một nước đa tôn giáo, nhưng cộng đồng các tôn giáo ở Việt Nam luôn gắn
bó với dân tộc; đồng thời, là nhân tố xã hội và văn hoá tích cực góp phần làm
cho nền văn hoá Việt Nam phong phú, đa dạng và đặc sắc. Việt Nam còn là một đất
nước rất ôn hoà trong quan hệ giữa các tôn giáo, có truyền thống đoàn kết tôn
giáo, đoàn kết toàn dân trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Sự lãnh đạo quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và cộng
đồng chức sắc, tín đồ đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc, điều đó
không chỉ thể hiện sự chăm lo toàn diện của Đảng, Nhà nước đối với đời sống tôn
giáo, mà ở đó còn là sự tin tưởng, kỳ vọng của đông đảo chức sắc, tín đồ về đường
lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng qua những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc.
Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo cho người dân được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi./.
ĐVK-NNTV
0 nhận xét:
Đăng nhận xét