Trải qua hơn
76 năm xây dựng, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng phát triển về mọi mặt, hoàn
thành tốt vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, thực hiện tốt các
chức năng, đặc biệt là chức năng lập Hiến, lập pháp. Trong những năm gần đây,
hoạt động của Quốc hội ngày càng đổi mới, thể hiện rõ tính dân chủ và hiệu quả
ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà vẫn còn những ý kiến trái chiều,
một số người viện dẫn một số điểm khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật
của một số quốc gia khác, hoặc chỉ ra một số hạn chế của pháp luật để chỉ trích
Quốc hội một cách thiếu khách quan, chẳng hạn như gần đây trên các trang mạng
loan truyền ý kiến cho rằng: “Quốc hội nhận thức chưa chuẩn về pháp luật”, “việc
xây dựng pháp luật không cần dựa vào các nguồn văn bản qui phạm pháp luật đã
ban hành trước đó”, “chưa lắng nghe ý kiến các chuyên gia”. Trước những luận điệu
thiếu căn cứ trên, chúng ta thẳng thắn khẳng định rằng, các ý kiến đó là sai,
mang động cơ chính trị đen tối, nhằm làm giảm uy tín của Quốc hội trước nhân
dân:
Thứ nhất, Quốc
hội luôn lắng nghe ý kiến đóng góp bên ngoài Quốc hội trong quá trình xây dựng
luật.
Là cơ quan đại
biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có vai trò rất
quan trọng đối với sự ổn định và phát triển đất nước; nên, các hoạt động của Quốc
hội nói chung, hoạt động lập pháp nói riêng luôn được thực hiện theo những quy
trình rất chặt chẽ, bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch, phù hợp với
tình hình thực tế của đất nước. Các dự án luật trước khi trình ra Quốc hội cho
ý kiến, xem xét, thông qua thì các cơ quan soạn thảo trình Chính phủ cho ý kiến,
rồi Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình ra Quốc hội, nếu
không đạt phải tiếp tục chỉnh sửa.
Cùng với quá
trình đó, dự thảo luật được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi toàn dân bằng nhiều hình
thức phù hợp. Bên cạnh đó, để góp phần không ngừng đổi mới, đưa hơi thở cuộc sống
vào nghị trường, phục vụ tốt nhất lợi ích của người dân và đất nước, Quốc hội
đã đẩy mạnh các hoạt động tham vấn chuyên gia, tăng cường sự tham gia của các
chuyên gia vào các hoạt động của Quốc hội với nhiều hình thức khác nhau: Hội thảo,
tọa đàm…
Khi dự án luật
trình ra Quốc hội, cùng với tờ trình của Chính phủ, thì phải kèm theo tổng hợp
ý kiến đóng góp của nhân dân, của chuyên gia, báo cáo thẩm tra của các cơ quan
Quốc hội. Sau đó, Quốc hội sẽ cho ý kiến trên tinh thần dân chủ, công khai,
theo quy trình thảo luận ở tổ, thảo luận tại hội trường, được cơ quan báo chí
truyền thông phản ánh minh bạch, kịp thời. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thông
thường một dự án luật được Quốc hội cho ý kiến và thông qua trong trong 2 kỳ họp.
Tuy nhiên với những dự án luật quan trọng, nhạy cảm thì Quốc hội có thể xem
xét, cho ý kiến trong ba kỳ họp. Có những dự án luật phải được chỉnh sửa nhiều
lần mới hoàn chỉnh để được Quốc hội thông qua. Với những vấn đề khó, còn nhiều
ý kiến khác nhau, Lãnh đạo Quốc hội đều giao cho Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức
các hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến của đội ngũ chuyên gia giúp Quốc hội có thêm
luận cứ, cơ sở khoa học trong xem xét, quyết định. Điều này cho thấy, trong quá
trình xây dựng luật và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, bên cạnh
việc lắng nghe, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và các cơ quan Quốc hội,
Chính phủ; Quốc hội luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân và chuyên gia,
chứ không phải “chưa lắng nghe ý kiến chuyên gia” như những lời xuyên tạc.
Thứ hai, Quốc
hội xây dựng pháp luật luôn dựa trên sự kế thừa truyền thống pháp lý của dân tộc,
tiếp thu tinh hoa luật pháp quốc tế và căn cứ vào tình hình thực tiễn của Việt
Nam.
Mỗi quốc gia
khi xây dựng luật đều phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn của đất nước, hệ thống
pháp luật trước đó và các công ước quốc tế. Đảm bảo cho luật khi được ban hành
nhanh chóng đi vào cuộc sống, mang lại lợi ích cho nhân dân và đất nước; đồng
thời phù hợp với thông lệ quốc tế. Chứ không một quốc gia nào khi xây dựng pháp
luật chỉ căn cứ vào pháp luật của một nước nào đó, mà không căn cứ vào tình
hình và những văn bản pháp luật của nước mình có liên quan, đặc biệt là Hiến
pháp. Pháp luật Việt Nam là phục vụ cho nhân dân và đất nước Việt Nam và phù hợp
với thông lệ quốc tế.
Thực tế cho
thấy, hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng trên cơ sở sự kế thừa truyền thống
pháp lý, phong tục tập quán nhân đạo, khoan dung của dân tộc và tiếp thu có chọn
lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Nên, việc cho rằng: khi xây dựng
pháp luật chỉ cần “căn cứ vào luật pháp của một số nước nào đó mà không cần dựa
vào các nguồn văn bản qui phạm pháp luật đã ban hành trước đó”, là điều quá hồ
đồ. Mặc dù xây dựng pháp luật là hoạt động sáng tạo; nhưng không phải là không
dựa trên các văn bản pháp luật có liên quan, không cần căn cứ vào điều kiện thực
tiễn của đất nước; không phải phủ nhận hoàn toàn các văn bản pháp luật trước đó.
Kể từ khi ra
đời đến nay, Quốc hội Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò, sứ mệnh của mình
đối với đất nước, với dân tộc và nhân dân…hệ thống pháp luật được xây dựng ngày
càng hoàn thiện góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội và phát triển đất
nước. Do vậy, cho rằng “Quốc hội nhận thức chưa chuẩn về pháp luật, chưa lắng
nghe ý kiến của chuyên gia” chỉ là luận điệu sai trái, cần đấu tranh bác bỏ./.
PQH3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét