Hiện
nay mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ tác động đến mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, chi phối không nhỏ đến tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của mỗi người.
Bên cạnh mặt tích cực, mạng xã hội cũng tồn tại không ít những yếu tố tiêu cực,
ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng, trật tự xã hội.
Vì vậy khi tham gia mạng xã hội chúng ta hãy là những công dân có trách nhiệm
trước những gì mình muốn lan tỏa.
Mạng
xã hội có sức lan tỏa khủng khiếp những thông tin những hình ảnh được đăng tải
sẽ lan truyền ngay lập tức. Vì vậy khi tham gia mạng xã hội chúng ta hãy tích cực
tuyên truyền những tin tốt, câu chuyện đẹp với phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái
xấu”, với những thông tin tốt, những hình ảnh đẹp những câu chuyện mang các giá
trị nhân văn sâu sắc, lối sống đẹp ứng xử văn hóa nhằm tạo ra xu hướng tích cực
trên mạng xã hội về những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, đồng thời giúp “cạnh
tranh” và lấn át trước những thông tin xấu, độc hại.
Cá
nhân mỗi người khi được tiếp nhận nhiều thông tin tốt, hình ảnh và câu chuyện đẹp
thường xuyên sẽ giúp con người ghi sâu vào tâm trí, qua đó định hướng được nhận
thức và thay đổi hành vi của mình theo hướng tích cực như những gì đã được tiếp
nhận. Mong thành viên luôn ủng hộ, cùng chung sức tích cực tương tác để lan tỏa
mạnh mẽ những điều tích cực trong cuộc sống góp phần để không gian mạng trở lên
trong sáng hơn an toàn hơn.
Trong
thực tế, tâm lý con người thường có xu hướng một cách tự nhiên là tò mò, dễ bị
kích động, dễ bị thu hút bởi các tin, bài viết về các sự việc mang tính chất giật
gân, về các hiện tượng "lạ", về các cá nhân, tổ chức có những hành động,
hành vi mang tính chất "đi ngược lại với những gì thuộc về truyền thống".
Chính vì vậy, lợi dụng tâm lý này, mà rất nhiều người (các youtuber, facbooker,
tiktoker…) cố tình trình diễn, dàn dựng các sự kiện, hiện tượng, các đoạn video
clip "lạ", hoặc họ cố tình săn lùng và cổ súy cho các video clip dạng
đó được lan truyền càng nhiều, càng rộng rãi càng tốt trên mạng Internet. Thực
ra bản chất vấn đề rất đơn giản, đó chính là: vì lợi ích của bản thân (thu nhập
từ các kênh, các trang mạng xã hội), mà một số cá nhân đó bất chấp tất cả thuần
phong mỹ tục, đạo đức truyền thống. Một hệ lụy về mặt xã hội (coi như là hậu quả
từ xu hướng đó) chính là các dân mạng bị "dắt mũi", bị thu hút, bị
lái theo các cách tuyên truyền, các trend (xu hướng) mà những người vì lợi ích
cá nhân kia tạo nên. Đó là một điều rất nguy hiểm. Dần dần nó sẽ tạo ra những
công dân mạng luôn luôn khát tin xấu, tin sốc, luôn luôn săn lùng những sự việc
thật "lạ", thật bất bình thường, lấy đó là nguồn vui, làm sự bàn tán
của một người, một nhóm người.
Có
thể nói, không chỉ dừng lại ở mặt xã hội, hệ lụy trên còn kéo dài và tác động
sâu vào đạo đức truyền thống của con người Việt Nam. Nó làm cho dần dần lăng
kính (thế giới quan, nhân sinh quan) của họ trở nên một màu xám. Thực tế cho thấy,
nhứng người nghiện mạng xã hội, nghiện săn tin sock đều là những người có niềm
tin rất yếu, bản lĩnh thiếu vững vàng, và quan trọng hơn, là có cái nhìn rất bi
quan về cuộc sống. Họ dễ bị kích động, dễ nhìn đời với ánh mắt tiêu cực, thiếu
long tin về cuộc sống, con người và tương lai.
Chính
vì vậy, nhiệm vụ tăng cường đưa tin người tốt, việc tốt trên mạng xã hội là vấn
đề cần được quan tâm hiện nay. Là điều mà lực lượng 47 và các cơ quan, đơn vị cần
quan tâm, chú ý hơn. Chúng ta không thổi phồng, không nói quá so với hiện thực
cuộc sống, tuy nhiên, chúng ta cần hạn chế việc đưa lên quá nhiều những tin dạng
giật gân, tin sock lên mạng một cách không cần thiết (tức việc đưa sự việc lên
mà không kèm định hướng, kèm việc đấu tránh, phê phán). Hơn nữa, một thực tế
nhìn từ bình diện tổng quát, hoàn toàn có thể thấy sự phát triển của đất nước
là rất đáng mừng, đúng như Tổng Bí thư đã nói: đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ,
tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Vậy thì một vài hiện tượng xấu, hiện
tượng vi phạm pháp luật kia làm sao mà đại diện cho xu thế xã hội đó được! Và
do đó, tại sao lại cứ chăm chăm đưa tin về nó. Chúng ta rõ ràng cần phải lấy
cái đẹp dẹp cái xấu!
HDH-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét