Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta: “Giữ bí mật của Nhà nước là một bộ phận
trong cuộc đấu tranh với địch”; “Giữ bí mật, tức là đã nắm chắc một phần thắng
lợi trong tay ta”... Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu “Chúng ta phải tuyên
truyền, giải thích cho nhân dân hiểu thấu, để nhân dân giúp sức vào công việc
này”.
Thấm nhuần tư tưởng của Người, những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã
có nhiều nỗ lực, cố gắng nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn công tác bảo vệ bí mật
nhà nước. Các cấp, các ngành, các địa phương từ Trung ương tới cơ sở đã chủ động
triển khai thực hiện các quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước, cơ bản
đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.
Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ bí mật nhà nước thời
gian qua cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập, tồn tại, hạn chế. Đáng chú ý là việc
thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước có nơi, có lúc chưa đi vào nền
nếp, thống nhất. Công tác bảo vệ bí mật nhà nước còn nhiều sơ hở, nhất là trên
không gian mạng. Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước vẫn diễn
ra phức tạp ở nhiều cấp độ khác nhau, phổ biến là vi phạm khi thực hiện xác định
mức độ mật; thống kê, lưu giữ, bảo quản; sao chụp tài liệu bí mật nhà nước; sử
dụng máy tính và các thiết bị trong soạn thảo, lưu giữ, truyền đưa bí mật nhà
nước.
Trong
khi đó bí mật nhà nước là một trong những nội dung mà các thế lực thù địch, phản
động, cơ hội chính trị thường xuyên tìm cách thu thập nhằm bóp méo, xuyên tạc,
đả kích, nói xấu, chống phá, Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt trước sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin, cách thức thu thập bí mật nhà nước vô cùng đa
dạng. Do đó, bảo vệ bí mật nhà nước là nhiệm vụ không của riêng ai, mọi cơ
quan, tổ chức, mọi tập thể, cá nhân đều phải nâng cao cảnh giác, có trách nhiệm
với nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước.
Để
việc triển khai thực hiện các quy định về bảo vệ bảo vệ bí mật nhà nước đi vào
nền nếp, thống nhất, đúng quy định của pháp luật và kịp thời khắc phục khó
khăn, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua chúng ta cần tiến
hành quyết liệt, đồng bộ, chặt chẽ nhiều giải pháp.
Trước
hết cấp ủy, chính quyền các cơ quan, đơn vị, địa phương phải thường xuyên lãnh
đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và tổ chức thực hiện
nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước về giữ gìn bí mật
nhà nước. Qua tuyên truyền cần tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý
thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân đối với công tác
giữ gìn bí mật nhà nước, phải coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên gắn với
trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu.
Mặt khác thông qua tuyên truyền làm cho mỗi người dân ý thức rõ bảo vệ bí mật
là nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc. Đồng thời, phải làm cho mọi cán bộ, đảng
viên và nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, lợi dụng
đường lối đối ngoại hội nhập sâu rộng của Đảng, Nhà nước ta để tiến hành các hoạt
động tình báo, gián điệp, đánh cắp bí mật nhà nước nhằm chống phá ta từ bên
trong, để từ đó không mơ hồ, chủ quan, mất cảnh giác dẫn đến vô tình tiếp tay
cho kẻ xấu.
Mặt
khác, cần chú trọng làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ các cơ
quan đảng, nhà nước. Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ, thực hiện
giám sát chéo đối với các cơ quan, đơn vị. Các cơ quan cơ mật, trọng yếu, phải
chấp hành nghiêm quy định, quy trình về tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm, bảo đảm
cán bộ, công chức, viên chức có lý lịch trong sạch, lập trường quan điểm chính
trị vững vàng và có trình độ chuyên môn cao. Đồng thời, phải thường xuyên tiến
hành công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, nắm chắc tình hình chính trị, tư
tưởng, các mối quan hệ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cả trong cơ
quan, đơn vị, gia đình và địa phương, địa bàn, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức thường xuyên làm việc, tiếp xúc tài liệu mật, tiếp xúc với người nước
ngoài… kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm quy định, vô tình hay cố
ý làm lộ, lọt bí mật nhà nước.
Các
cơ quan, lực lượng chuyên trách cần chủ động tiến hành các biện pháp phòng ngừa,
phát hiện các vụ lộ, lọt bí mật nhà nước hoặc các hành vi chiếm đoạt bí mật nhà
nước để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Hệ thống pháp luật
về bảo vệ bí mật nhà nước cần được tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện. Công
tác quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật phải được đẩy mạnh để bảo đảm cho nhiệm vụ
này đạt hiệu quả thiết thực. Đồng thời, chúng ta cần tăng cường hợp tác quốc tế,
nhằm thiết lập cơ chế pháp lý trong việc bảo vệ các tài liệu bí mật được trao đổi
giữa Việt Nam và các nước trong thời kỳ hội nhập./.
NQV-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét