Đất
nước vừa bước vào giai đoạn mới với nhiều khí thế và lòng tin mới về những
thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt được. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần
khẳng định “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín
quốc tế như ngày nay”. Đó là nền tảng tạo nên niềm tin của nhân dân vào sự lãnh
đạo của Đảng, quan lý của Nhà nước và điều hành của Chính phủ Việt Nam.
Tuy
vậy, trên một số trang mạng phản động như “Việt Tân”, “Danlambao” vẫn đưa nhưng
thông tin, hình ảnh sai sự thật nhằm kích động và làm giảm lòng tin của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Chỉ
cần "hở ra" bất cứ sơ suất nào, là chúng lại kích động, kêu gọi người
dân biểu tình!
Chỉ
cần xảy ra bất cứ một sự sai sót của chính quyền hoặc cán bộ ở một địa phương
nào, là chúng lại kêu gọi người dân xuống đường!
Chúng
còn thuê, lợi dụng cả một số cá nhân đang có những vướng mắc về quyền lợi để dựng
lên, tô vẽ như là những trường hợp bị chính quyền "hà hiếp" với vẻ rất
đáng thương (!) hòng đánh vào tâm lý thương người của nhân dân, từ đó mà kích động
mọi người đi biểu tình.
Pháp
luật cho phép người dân được quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tuy nhiên, trong
nhiều vụ việc gần đây, nhiều người dân bị kích động quá khích gây ra những hành
vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có thể bị điều tra, truy tố, xét xử. Việc kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện bằng đơn, bằng văn bản và phải tập
hợp các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Đây là một cách tốt nhất để
người dân bị xâm hại thực hiện quyền con người, quyền công dân đã được Hiến
pháp công nhận, tôn trọng và bảo đảm. Người dân không nên nghe theo sự xúi giục
của kẻ xấu, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan chức năng, ảnh
hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nếu không cảnh
giác, người dân còn có thể vi phạm pháp luật nghiêm trọng hơn khi tiếp tay cho
các thế lực phản động. Người dân cũng cần phân biệt việc kiến nghị giải quyết các
vướng mắc, bức xúc về quyền lợi không liên quan đến các phong trào kêu gọi “dân
chủ, nhân quyền”, chống phá Đảng, Nhà nước mà các đối tượng xấu kêu gọi, kích động
để không mắc mưu tham gia.
Cùng
với việc nêu cao tinh thần cảnh giác thì mỗi người cũng cần phải nâng cao hiểu
biết pháp luật, xây dựng nếp sống thượng tôn pháp luật, tôn trọng các cơ quan
công quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật; đấu tranh với những hành vi sai trái, bảo
vệ quyền lợi của mình nhưng phải đúng pháp luật. Không thể vì sự bức xúc mà thiếu
bản lĩnh, chủ quan, để kẻ xấu lôi kéo, mua chuộc, tiếp tay cho những hoạt động
chống phá Đảng, Nhà nước. Các cơ quan chức năng, cơ quan pháp luật, cần làm tốt
hơn nữa việc tuyên truyền vận động nhân dân cảnh giác trước những âm mưu, thủ
đoạn dụ dỗ, lôi kéo người dân vi phạm pháp luật. Nhưng trước hết, các cơ quan
đó cần phải nêu cao trách nhiệm, làm tròn chức trách nhiệm vụ của mình, giải
quyết có trách nhiệm và thỏa đáng những vướng mắc, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
của người dân; không để tồn tại nhiều kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng, kích động.
NBL-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét