Nông thôn là không gian sáng tạo,
trao truyền, phát huy bản sắc văn hóa và các giá trị văn hóa. Nói đến nông thôn
trước hết là phải nói đến làng - xã, từ làng - xã ta có thể có một bức tranh
khá toàn diện về xã hội nông thôn trong quá trình phát triển. Nhiều nhà nghiên
cứu cho rằng làng - xã Việt như một quốc gia thu nhỏ, có đời sống vật chất và
tinh thần bền vững. GS. Phan Đại Doãn khẳng định “Làng Việt Nam hoàn toàn không
chỉ là một khu vực cư trú đơn thuần của gia đình tiểu nông mà chính bản thân nó
là một tổ chức sản xuất, tổ chức quân sự, một tổ chức xã hội”[1]. Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Làng xã
cổ truyền của người Việt … còn là một môi trường văn hóa, là tế bào cơ bản,
là tấm gương phản chiếu nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. Văn hóa dân tộc chỉ
là sự mở rộng và nâng cao của văn hóa xóm làng”[2]. Là một thiết chế xã hội của nông thôn Việt,
có cơ cấu tổ chức phong phú nhưng chặt chẽ, có tính cộng đồng và tự trị cao,
làng Việt mang tính khép kín, bản vị. Nó chính là nơi lưu giữ, bảo vệ một thứ
văn hoá làng - nước chống lại sự xâm lăng, đồng hoá của văn hoá ngoại lai.
Một là, cần nâng cao nhận thức
cho các cấp ủy đảng, các cấp lãnh đạo, quản lý, cho các tầng lớp nhân dân về sự
cần thiết phải phát huy bản sắc, giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới
hiện nay. Thực tế hiện nay, sự hiểu biết về vai trò của phát huy giá trị văn
hóa nhiều khi dừng lại ở các khẩu hiệu. Cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên
truyền trong cán bộ, đảng viên, trong nhân dân về ý nghĩa của bản sắc văn hóa
và các giá trị văn hóa truyền thống.
Hai là, cần có sự kiểm kê, đánh
giá đúng thực trạng hệ thống di sản văn hóa ở nông thôn. Di sản văn hóa được
coi là loại tài sản có thể khai thác nhiều lần, qua nhiều thế hệ nhưng không thể
tái sinh, không thể phục hồi. Nếu không quan tâm kịp thời đến công tác bảo tồn,
di sản văn hóa sẽ bị hủy hoại. Vì vậy, để biến di sản văn hóa thành tài sản và
nguồn lực trực tiếp cho phát triển nông thôn, chính quyền các cấp và ngành văn
hóa cần xây dựng các kế hoạch dài hạn và trước mắt để bảo tồn, tôn tạo hệ thống
di sản văn hóa nông thôn. Bảo tồn và phát huy tốt hệ thống di sản văn hóa sẽ hướng
tới mục tiêu kép: vừa làm gia tăng sức sống cho các giá trị văn hóa vừa góp phần
xây dựng và quảng bá hình ảnh của địa phương, tạo nên lợi thế trong phát triển.
Ba là, các địa phương tập trung
đầu tư xây dựng những làng/ bản giàu bản sắc trở thành những làng/ bản du lịch
cộng đồng. Phát triển du lịch cộng đồng dựa trên các tài nguyên sinh thái nhân
văn sẽ góp phần xóa đói, giàm nghèo, chuyển đổi sinh kế theo hướng bền vững cho
cư dân sở tại đồng thời bảo vệ được bản sắc và các giá trị văn hóa truyền thống.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh xã hội
hóa các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa ở các địa phương, huy động
các nguồn lực trong xã hội tham gia xây dựng, phát triển văn hóa. Đặc biệt, cần
có cơ chế khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động phát huy bản sắc,
giá trị văn hóa dân tộc.
Năm là, cần có sự kết nối,
liên thông giữa các chiến lược, các chương trình phát triển nông thôn. Chương
trình phát triển văn hóa nông thôn phải được đặt trong mối quan hệ với các chương
trình phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và cùng phải được đặt trong tổng
thể Chiến lược phát triển nông thôn. Có như vậy mới đảm bảo được sự nhất quán,
mạch lạc trong phân bổ các nguồn lực cũng như tránh sự lãng phí, chồng chéo
trong triển khai thực hiện.
Nông thôn, cả về phương diện học
thuật và thực tiễn, đã bao chứa trong nó những yếu tố văn hóa truyền thống. Muốn
hiểu sâu về văn hóa Việt Nam phải hiểu về nông thôn Việt Nam và ngược lại. Nếu
không quan tâm đến yếu tố văn hóa thì sẽ không giải quyết vấn đề nông thôn một
cách thấu đáo. Để “cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với
xây dựng nông thôn mới”[7] như tinh thần Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII đòi hỏi phải huy động nguồn lực tổng hợp, trong đó
có nguồn lực văn hóa. Hay nói cách khác, phát huy bản sắc và các giá trị văn
hóa dân tộc là một trong những biện pháp cần phải có trong quá trình xây dựng
“mô hình nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
NCB-H4
-------------------------------------
[1] Phan Đại Doãn (2010), Làng
xã Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế văn hóa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, trang 9.
[2] GS.TS. Ngỗ Đức Thịnh: Tín ngưỡng,
lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2018, trang 314.
[3] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, T.2, Nxb CTQG ST, 2021.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét