Trong các năm qua, Việt Nam cũng có sự phát
triển mạnh mẽ về mọi mặt, đảm bảo tốt hơn các quyền của con người từ quyền dân
sự, chính trị, kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục... Các quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, bày tỏ chính kiến, kết nối chia
sẻ quan điểm, tư tưởng ở Việt Nam được đảm bảo trên thực tế ngày càng tốt
hơn.
Hiện nay Bộ Thông tin và truyền thông, với chức
năng quản lý nhà nước đã và đang tích cực nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp thực tiễn, góp phần đảm bảo hơn nữa
các quyền của người dân trong thời đại công nghệ số như tham mưu trình Chính
phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung một số văn bản trong đó có: Quy hoạch phát triển
và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; tăng cường phòng chống thông tin xấu
độc, vi phạm pháp luật, đảm bảo môi trường thông tin lành mạnh trên không gian
mạng; hoàn thiện, bổ sung các quy định bảo vệ quyền tác nghiệp hợp pháp của
phóng viên; bảo vệ thông tin cá nhân và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành
mạnh trên không gian mạng.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có nhiều biện pháp
cụ thể để bảo đảm quyền của người dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị,
kinh tế, văn hóa xã hội; thu hẹp khoảng cách thụ hưởng thông tin giữa các vùng
miền trên toàn quốc. Thống kê cho thấy, mạng lưới bưu chính, viễn thông của
Việt Nam tiếp tục được hiện đại hóa và phát triển rộng khắp. Toàn quốc có
12.738 điểm phục vụ bưu chính công cộng với nhiều loại hình dịch vụ bưu chính
đa dạng, kết hợp phục vụ hành chính công. Mạng di động phủ sóng 99,7% dân số,
trong đó mạng 3G và 4G phục vụ 98% dân số.
Cụ thể trạm BTS 5G với tốc độ kết nối từ 600 -
700Mbps - tương đương với tốc độ cung cấp cho khách hàng của mạng 5G Verizon
(Mỹ) đã được triển khai tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), đưa Việt Nam trở
thành một trong những quốc gia thử nghiệm 5G sớm nhất trên thế giới. Tính đến
thời điểm hiện tại, số người sử dụng Internet ở Việt Nam là 66.281.760 người;
số người sử dụng Internet/100 dân là 68,70. Số hộ gia đình có kết nối Internet
là 19.158.310; số hộ gia đình có kết nối Internet/100 hộ gia đình là: 71,30.
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (Bộ TTTT) đã thực hiện hỗ trợ người dân
tộc thiểu số truy cập Internet ở vùng sâu, vùng xa thông qua hỗ trợ gián tiếp
tại các trường học, bệnh viện với số lượng tính đến thời điểm hiện tại là:
5.435 điểm.
Rõ ràng, về mức độ phủ sóng Internet cũng
như việc đảm bảo cho người dân ở mọi vùng miền được cách tiếp
cận các thông tin trên mạng đã được Việt Nam quan tâm và
tạo điều kiện. Nhưng không gian mạng là một nơi phức tạp và không phải
chốn không có luật pháp. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho người dân về quyền
con người, tuyên truyền kiến thức về quyền con người, nhất là trên không gian
mạng cũng đang được triển khai rộng khắp ở Việt Nam. Mục đích là để
giúp người dân biết cách tự bảo vệ quyền và tự do của bản thân, đồng thời tôn
trọng quyền và tự do của người khác phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của các
chuẩn mực trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về quyền con người. Tính
đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang thực hiện tương đối đúng tiến độ và đẩy
đủ các khuyến nghị nhận được và đã phần nào nâng cao được ý thức, trách nhiệm
cho người sử dụng Internet và mạng xã hội./.
TKT-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét