Trong xu thế toàn
cầu hóa, kinh tế số đang trở thành xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh
tế, xã hội của mỗi quốc gia, đó là giai đoạn phát triển cao của kinh tế tri thức.
Với Việt Nam, phát triển kinh tế số là cơ hội lớn để thu hẹp khoảng cách phát
triển, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế hiện nay. Chính vì vậy, việc nhận
thức đúng về kinh tế số và nghiên cứu các quan điểm của Đảng về phát triển kinh
tế số, đồng thời xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết khi phát triển
kinh tế số ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh
tế số, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, xã hội hiện nay.
Tại các văn kiện Đại
hội XI, XII, khái niệm kinh tế số chưa được nhắc đến, thay vào đó là khái niệm
kinh tế tri thức. Thế nhưng ở Văn kiện Đại hội XIII, kinh tế số đã được nhắc đi
nhắc lại nhiều lần trong cả mục tiêu lẫn chiến lược. Từ kinh tế tri thức tới
kinh tế số là một bước chuyển đổi mang tính rõ ràng, cụ thể hơn, dễ định lượng
và dễ thực hiện, phù hợp với xu thế hơn.
Trong các định hướng
lớn bao quát những vấn đề phát triển quan trọng của đất nước ở chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2021 - 2030, Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ tư duy, xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững đất nước;
hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa; đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển
đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số”.
Đảng cũng đề ra
các nhiệm vụ, giải pháp để đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới,
trong đó có nhấn mạnh trọng tâm: “Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến
bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để khoa học và công nghệ thực sự là động lực
chính của tăng trưởng kinh tế. Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia,
phát triển kinh tế số, xã hội số để tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
Để thực hiện nhiệm
vụ nói trên, Đảng ta xác định một trong ba khâu đột phá đó là: “Xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, về môi trường
và quốc phòng, an ninh, ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc
gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng
thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển
kinh tế số, xã hội số”.
Định hướng các chỉ
tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Đảng xác định: “kinh
tế số đạt khoảng 20% GDP”. Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 -
2030, Đảng chỉ rõ: “...đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế
số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; gắn kết hài hòa, hiệu
quả thị trường trong nước và quốc tế; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
Như vậy, phát triển
kinh tế số là xu thế tất yếu của thời đại, là cơ hội để Việt Nam bứt phá và đi
tắt, đón đầu. Với chủ trương, đường lối của Đảng cùng với việc thực hiện đồng bộ
các giải pháp nói trên chắc chắn sẽ là cơ sở vững chắc để Việt Nam tự tin về khả
năng chuyển đổi thành công từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số -
chìa khóa cho tăng trưởng trong giai đoạn 2021 - 2030.
Hữu Định – KNN-TV
0 nhận xét:
Đăng nhận xét