Trong buổi tiếp
xúc cử tri mới đây, Tổng bí thư nhấn mạnh nếu không quyết tâm chống cho được
tham nhũng, tiêu cực, hư hỏng, suy thoái cán bộ thì đến lúc nào đó coi chừng ảnh
hưởng tới chế độ. Do đó phải giữ được phẩm chất, tư cách, đạo đức, lối sống
trong sạch và giữ cho được kỷ luật, kỷ cương.
Tổng bí thư cũng
nhắc, không phải xử nặng mới là tốt, không phải cách hết chức vụ mới là tốt.
Chúng ta khuyến khích ai đã trót “nhúng chàm” rồi thì rửa tay đi. Trung ương đã
có chủ trương rất nhân văn là khuyến khích cán bộ nào có sai phạm tự giác xin
thôi việc, tự giác nộp lại tiền của đã tham ô, tham nhũng sẽ được miễn giảm, xử
nhẹ hơn.
Bên cạnh đó, cán bộ
nào ngoan cố phải xử. Có người trốn đi nước ngoài cũng sẽ bị thực hiện các biện
pháp để bắt về nước rồi xử lý. Trường hợp thực hiện các biện pháp mà không có kết
quả thì xử vắng mặt. Bởi luật pháp của chúng ta cho phép xử vắng mặt, tuyên bố
công khai. Điều đó thể hiện sự quyết liệt phòng, chống tham nhũng của Đảng, nhằm
bảo vệ Đảng, bảo vệ bộ máy, bảo vệ chế độ.
Sinh thời, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã dạy “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng,
của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Nên khi đã trót nhúng chàm, tức là đã đặt
lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của Đảng, của dân; thì phải biết sớm tỉnh ngộ
mà sửa chữa.
Dân tộc ta vốn có
truyền thống nhân đạo, khoan dung, “không đánh người chạy lại” nên những ai
“quay đầu” thì sẽ nhận được sự khoan hồng. Chính vì vậy, Đảng khuyến khích những
người đã trót “nhúng chàm” biết tự mình “rửa tay”. Tuy nhiên, cần chủ động tự
“rửa tay” mới đáng được hưởng sự khoan hồng.
NVT-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét