Trong
những năm qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu vượt qua
khó khăn, thách thức nhằm đạt được các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, giữ vững độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ thì một số thế lực thù địch, phản
động tìm cách đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình” nhằm chống lại sự nghiệp
cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Chúng biết rõ: quân đội là lực lượng nòng cốt
của Đảng và Nhà nước ta, là lực lượng chuyên chính vô sản bảo vệ thành quả cách
mạng. Vì vậy, nếu làm suy yếu quân đội, chúng sẽ có cơ hội để chuyển hóa Việt
Nam đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.
Trên
các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các trang mạng xã hội Internet,
cái gọi là “các nhà đấu tranh cho dân chủ” đã lên tiếng phê phán quy định “lực
lượng vũ trang nhân dân phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam” trong Hiến
pháp. Theo những người này, quân đội là công cụ của nhà nước, nên chỉ phục tùng
nhà nước, chứ không phục tùng và chịu sự lãnh đạo của bất cứ chính đảng nào; hoặc
cho rằng, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc
gia và phục vụ nhân dân, nên chỉ phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ
không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào... Khi nghe những lập luận này,
những người nhẹ dạ, cả tin dễ bị mắc lừa bởi thứ lý luận hổ lốn mà không biết rằng,
đây là thủ đoạn nhằm chuyển lập trường chính trị của lực lượng vũ trang cách mạng
sang lập trường của bọn cơ hội chính trị, của giai cấp tư sản.
Chúng
cho rằng quân đội phải “trung lập về chính trị”, tức là không tham gia hoạt động
chính trị và khi biến động xảy ra thì quân đội “đứng ngoài cuộc”, không đứng về
phe nào. Đồng thời, chúng dựng chuyện, bóp méo các sự kiện lịch sử có quân đội
tham gia, thổi phồng khuyết điểm của một vài đơn vị quân đội và một số quân
nhân trong quá trình làm nhiệm vụ; hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo
quân đội qua các thời kỳ; tuyên truyền xuyên tạc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
ta đối với quân đội trong một số sự kiện; lợi dụng sự bất mãn của một số cán bộ
quân đội, trong đó có một số cán bộ cấp cao để tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu
Đảng hòng làm mất uy tín, giảm sút niềm tin của quân đội trong nhân dân, hạ thấp
vị trí, vai trò của quân đội trong xã hội.
Mục
tiêu của chúng là thúc đẩy sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ quân
đội, làm cho quân đội ta xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của
Đảng; biến chất về chính trị, tiến tới vô hiệu hóa vai trò của quân đội là chỗ
dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN.
Trước
tiên, cần khẳng định rằng, trên thế giới không có một quân đội của một quốc gia
nào “trung lập về chính trị” hay “đứng ngoài chính trị” vì quân đội là công cụ
bạo lực vũ trang của chính quyền. Cách đây hơn 200 năm, Clausewitz nhà lý luận
quân sự tư sản nổi tiếng của nước Phổ đã luận điểm: “Chiến tranh là
sự
kế tục của chính trị”, và quân đội ra đời để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh.
Luận điểm này được thừa nhận rộng rãi trong cả khoa học quân sự tư sản lẫn khoa
học quân sự vô sản. Chính V.I. Lênin cũng đánh giá cao luận điểm này. Vì vậy,
khi đã thừa nhận “chiến tranh là sự kế tục của chính trị” thì tất yếu phải thừa
nhận: không bao giờ và không ở đâu có thứ quân đội “đứng ngoài chính trị”, hoặc
“trung lập về chính trị”, bởi bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng có mục tiêu
chính trị, phản ảnh lập trường chính trị của các bên tham chiến và quân đội của
các bên tham chiến đều được lực lượng chính trị cầm quyền tổ chức, giáo dục để
thực hiện mục tiêu chính trị đó của cuộc chiến tranh.
Bản
chất giai cấp của quân đội bao giờ cũng mang bản chất giai cấp của nhà nước tổ
chức ra quân đội đó. Quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước để bảo vệ
thành quả mà lực lượng chính trị cầm quyền có được qua các cuộc đấu tranh giành
chính quyền. Lịch sử ra đời và phát triển của các quân đội trên thế giới cho thấy,
quân đội là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, là sản phẩm của cuộc đấu
tranh giai cấp, mang bản chất giai cấp sâu sắc, không có quân đội “phi giai cấp”,
“siêu giai cấp”, quân đội trung lập. Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội
là phục vụ cho mục tiêu, lý tưởng của giai cấp đã tổ chức ra nó. V.I. Lênin đã
khẳng định: “Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội
vào chính trị - đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ, giả nhân, giả nghĩa của giai cấp
tư sản…”.
Thực
tiễn trên thế giới cho thấy, quân đội của bất kỳ quốc gia nào cũng là một lực
lượng chính trị quan trọng mà bất cứ nhà nước nào, giai cấp cầm quyền nào cũng
phải nắm lấy để bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế của mình. Việc hô hào
quân đội chỉ phục tùng nhà nước, không phục tùng Đảng Cộng sản thực chất là
tuyên truyền cho sự chuyển hóa lập trường chính trị của giai cấp công nhân sang
lập trường chính trị của giai cấp tư sản, lôi kéo quân đội tham gia vào chính
trị của giai cấp tư sản. Trên cơ sở đó, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong quân đội và trong xã hội, để khi có đủ điều kiện sẽ tiến hành
lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà không cần đến chiến tranh.
Lịch
sử cách mạng Việt Nam cho thấy, Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ các phong
trào đấu tranh chính trị của quần chúng, được Đảng ta và Bác Hồ kính yêu sáng lập
và rèn luyện để giành và giữ chính quyền cách mạng, nên quân đội ta là một lực
lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước. Quân đội ta là lực lượng nòng cốt
của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì
nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc,
vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Trải qua gần 78 năm xây dựng,
chiến đấu và trưởng thành, Quân đội ta luôn là lực lượng chính trị trung thành
tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Điều đó được thể hiện trước hết ở sự
thống nhất về mục tiêu chiến đấu của Quân đội với mục tiêu chính trị của Đảng Cộng
sản Việt Nam, đó là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Đảng
và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về
chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ và khả năng sẵn
sàng chiến đấu, thực hiện chiến đấu thắng lợi. Xây dựng quân đội vững mạnh về
chính trị, mà cốt lõi là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chăm lo xây dựng bản
chất giai cấp công nhân gắn liền với xây dựng tính nhân dân và tính dân tộc của
Quân đội ta là một bài học thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng quân đội
kiểu mới của giai cấp công nhân ở một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Chống
âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội và tăng cường xây dựng quân đội vững mạnh về
chính trị là hai mặt của quá trình xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; đòi hỏi phải vạch trần sự phi lý và nguỵ tạo
của quan điểm đòi “phi chính trị hóa” quân đội; đồng thời, phải thực hiện đồng
bộ các giải pháp, tập trung vào các giải pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức và
chính sách, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận rõ mọi âm mưu, thủ
đoạn chiến lược “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh luôn giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng,
vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, kiên định vào con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọ
NVT-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét