Giá
xăng dầu liên tục tăng gây ảnh hưởng, tác động lớn đến nền kinh tế và đời sống
của người dân. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, đối tượng chống đối,
phản động ra sức xuyên tạc nhằm phủ nhận thành tựu của nền kinh tế Việt Nam, chống
phá Đảng, Nhà nước ta.
Trong
thời gian gần đây, lợi dụng giá xăng tăng cao và tình hình khó khăn do diễn biến
của giá xăng dầu, các đối tượng phản động, bất mãn đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền xuyên tạc, đăng tải nhiều bài viết chống phá Đảng, Nhà nước. Lướt qua
các trang thông tin của các tổ chức, đối tượng phản động Việt Tân, VOA Tiếng Việt,
Phạm Minh Vũ, Nguyễn Tiến Tường…không khó để nhận ra các bài viết xuyên tạc
như: “Chính phủ Việt Nam hãy thôi ăn cướp”, “giá xăng tăng, ngân sách kiếm thêm
9000 tỷ đồng. khoan thẳng vào mỏ máu nhân dân là quốc sách”, “vì sao cần bãi bỏ
việc thu phí bình ổn giá xăng dầu”…Chúng cho rằng sự quản lý của nhà nước có
nhiều yếu kém, thành phần tham ô, tham nhũng trong bộ máy chính quyền còn nhiều,
không quan tâm đến đời sống của nhân dân, doanh nghiệp xăng dầu ở Việt Nam đa số
là sân sau của quan chức, phủ nhận những nỗ lực bình ổn giá của Chính phủ Việt
Nam.
Chúng
ta có thể thấy, giá xăng dầu ở Việt Nam liên tục tăng cao trong thời gian vừa
qua là hệ quả tất yếu của thị trường chung toàn cầu, trong đó nguyên nhân chủ yếu
là xuất phát từ hậu quả của những diễn biến phức tạp xoay quanh xung đột vũ
trang giữa Nga và Ukraina. Việc xung đột và các lệnh trừng phạt kinh tế đối với
Nga sẽ khiến nguồn cung dầu mỏ bị cắt giảm rất lớn, cộng thêm các nước có xu hướng
tích trữ dầu mỏ phòng ngừa rủi ro khiến giá xăng dầu leo thang và liên tiếp vượt
đỉnh.
Xác
định xăng dầu là mặt hàng chiến lược, đặc biệt quan trọng, nhạy cảm, dễ ảnh hưởng
đến tâm lý người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ
đã ban hành các chính sách thuế và phí nhằm đảm bảo có đủ nguồn lực đầu tư công
và được tính toán hợp lý. Trong cơ cấu giá xăng, dầu ngoài phụ thuộc vào giá thế
giới thì giá trong nước còn chịu thêm một số khoản thuế như: Thuế nhập khẩu,
thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, phần
trích quỹ bình ổn giá. Hiện nay thuế giá trị gia tăng đã giảm về gần 0%, còn quỹ
bình ổn vốn là để tiết kiệm cho điều tiết giá xăng, thuế môi trường và thuế
tiêu thụ đặc biệt đương nhiên phải có. Nhằm hỗ trợ đời sống, sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp phục hồi sau dịch và giá xăng dầu tăng do giá thế giới
tăng và gián đoạn nguồn cung trong nước, liên bộ Công thương – Tài chính liên tục
phải chi sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu, do đó giá xăng dầu trong nước có mức
tăng thấp hơn đà tăng giá thế giới, giá xăng dầu Việt Nam thấp hơn một số nước
trong khu vực như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Phi lippines, Campuchia,
Singapore.
Như
vậy, có thể khẳng định những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc về công tác quản
lý giá xăng, dầu ở nước ta là một trong những âm mưu, thủ đoạn rất thâm độc của
Việt Tân và các đối tượng phản động khác nhằm mục đích hạ uy tín của Đảng, Nhà
nước, gây hoang mang trong dư luận. Do đó, chúng ta cần nâng cao tinh thần cảnh
giác, tránh rơi vào các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động,
bình tĩnh, tin tưởng và chấp hành các quy định của Nhà nước về điều hành giá
xăng dầu, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng
đất nước ngày càng giàu mạnh./.
Trước
tình hình nguồn cung xăng dầu trong nước thiếu hụt, giá xăng dầu tăng cao,
Chính phủ phải điều chỉnh tăng giá xăng dầu cho phù hợp theo thị trường. Lợi dụng
sự việc này, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đã đẩy mạnh nhiều
hoạt động xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước ta. Chúng cho rằng: Sự quản
lý của Nhà nước có nhiều yếu kém, thành phần tham ô, tham nhũng trong bộ máy
chính quyền còn nhiều, không quan tâm đến đời sống của nhân dân; doanh
nghiệp xăng dầu ở Việt Nam đa số là sân sau của quan chức Việt Nam; Chính phủ
Việt Nam hãy thôi ăn cướp… Đây là những luận điệu xuyên tạc, quy chụp, thiếu
khách quan, với ý đồ đen tối nhằm vu cáo công tác quản lý giá xăng dầu của nước
ta.
Chúng
cho rằng có tình trạng này “là do sự độc quyền kinh doanh xăng dầu của Nhà nước”,
từ đó kêu gọi “Nhà nước không được can thiệp vào thị trường năng lượng”, “phải
giao quyền tự chủ trong ngành năng lượng cho các doanh nghiệp tư nhân”, rằng
“chỉ khi có sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực năng lượng, xăng dầu mới tránh
được độc quyền, mới có cạnh tranh mang tính thị trường”. Thậm chí có kẻ còn lu
loa lên rằng: “Xăng dầu giá giảm hay giá tăng đều không thiếu nguồn cung, nhưng
gần 1/4 số cửa hàng xăng dầu ở thành phố lớn nhất nước hết xăng là do đâu? Một
người không biết chữ cũng hiểu đó không phải do thị trường. Là do Nhà nước đó…
Bàn tay của Nhà nước thò sâu vào thị trường xăng dầu, nói là để bảo đảm an ninh
năng lượng nhưng thực tế gần 1/4 cửa hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh không có xăng
dầu trong ngày hôm qua thì an ninh năng lượng có được bảo đảm?”.
Lướt
qua những lời lẽ nêu trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy cách nhìn nhận một chiều,
thiển cận và theo thói đổ vấy, ăn vạ của những kẻ với dã tâm đang ẩn mình. Trên
thực tế, Việt Nam từ lâu đã cho phép các doanh nghiệp tư nhân được kinh doanh mặt
hàng xăng dầu. Nhưng, cũng như một số mặt hàng khác, khi Nhà nước cho phép các
doanh nghiệp tư nhân được tham gia thị trường xăng dầu thì xuất hiện tình trạng
“đầu cơ - găm giá”. Nhiều cửa hàng kinh doanh (xin nhấn mạnh rằng nhiều cửa
hàng chứ không phải 1/4 cửa hàng như các phần tử tiêu cực rêu rao, thổi phồng)
xăng dầu tư nhân ở TP. Hồ Chí Minh thông báo hết xăng hoặc tạm ngưng giao dịch.
Mục đích không gì khác là tạo cơn sốt ảo về xăng dầu, tạo hiện tượng cầu lớn
hơn cung cục bộ tại một số địa bàn, nhất là địa bàn trọng điểm như TP. Hồ Chí
Minh nhằm gây áp lực với Nhà nước. Trong khi đó, việc cung cấp, mua bán xăng dầu
vẫn diễn ra bình thường tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu nhà nước.
Xăng
dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, trong đó đương nhiên có điều kiện là sự
quản lý, điều tiết giá cả của Nhà nước. Chấp nhận được điều kiện đó thì được
phép kinh doanh và khi đã chấp nhận kinh doanh mặt hàng xăng dầu tức là đã đồng
ý với điều kiện đó dù trong bất cứ tình huống nào. Khi giá cả xăng dầu có giảm
đi nữa thì bằng đạo đức kinh doanh người kinh doanh vẫn phải cung ứng sản phẩm
ra thị trường để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Đó là chưa nói đến chuyện khi
Nhà nước điều hành giảm giá xăng dầu thì đương nhiên doanh nghiệp sẽ được trích
quỹ bình ổn để bù vào khoản chênh lệch giá đó. Quỹ bình ổn giá xăng dầu thực tế
là của doanh nghiệp tự trích lập tại một ngân hàng nào đó, liên Bộ Công Thương
- Tài chính sẽ quyết định việc doanh nghiệp được rút bao nhiêu đồng trên một
lít trong quỹ bình ổn đó khi giá xăng dầu giảm. Vì vậy, nói khi giá giảm, doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ lỗ là chuyện không tưởng. Trong nền kinh tế thị
trường, công dân được làm những gì pháp luật không cấm, do đó sẽ thật phi lý nếu
miệng thì nói lỗ nhưng chưa thấy doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nào chuyển
sang kinh doanh mặt hàng khác. Chẳng lẽ thấy lỗ mà họ vẫn làm?
Năng
lượng nói chung, xăng dầu nói riêng là xương sống của nền kinh tế quốc gia, tác
động trực tiếp đến quốc kế dân sinh. Khi thị trường xăng dầu “hắt hơi, sổ mũi”
thì nền kinh tế cũng lao đao. Thôi thì thượng vàng hạ cám, từ bó rau, con cá đến
các mặt hàng khác, thậm chí chẳng liên quan gì đến xăng dầu đều chăm chăm lên
giá vì lý do “giá xăng dầu tăng”. Thậm chí có nơi, xăng dầu còn quyết định sự tồn
vong của một chế độ, một quốc gia. Các cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần 1 và lần
2 đều bắt nguồn từ nguồn dầu mỏ to lớn của Iraq, các quốc gia tư bản phương Tây
nuôi tham vọng làm chủ các mỏ dầu của quốc gia này. Cuộc xung đột kéo dài hơn
70 năm giữa Nhà nước Do Thái Israel với các quốc gia Ả Rập có nguyên nhân sâu
xa từ chiến lược Đại Trung Đông của Hoa Kỳ. Thông qua chiến lược này, Mỹ muốn sử
dụng Israel như một quân cờ tiên phong để mưu đồ khống chế nguồn năng lượng khổng
lồ bất tận của Trung Đông. Một mặt, vừa tăng cường viện trợ để xây dựng một nước
Israel hùng mạnh trong khu vực, mặt khác, Mỹ muốn các quốc gia Hồi giáo Ả Rập
trong khu vực phải dựa vào Mỹ để bảo đảm an ninh quốc gia, qua đó khống chế nguồn
năng lượng xăng dầu của các quốc gia này. Điểm qua một số câu chuyện như vậy để
thấy rằng, thật nguy hiểm nếu Nhà nước bỏ ngỏ thị trường năng lượng cho tư nhân
thao túng, Nhà nước không kiểm soát, chi phối thị trường năng lượng. Giá xăng dầu
thả nổi cho tư nhân tha hồ thoải mái định đoạt thì người dân sẽ là nạn nhân đầu
tiên, là những nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Vụ việc một số cửa hàng xăng
dầu tư nhân ở TP. Hồ Chí Minh thông báo hết xăng, đóng cửa tạm thời không giao
dịch không loại trừ có bàn tay can thiệp từ bên ngoài hòng làm rối loạn thị trường
năng lượng, đảo lộn cuộc sống người dân, tạo bất ổn xã hội.
LDH-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét