Dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp, đoàn kết, thống nhất của 54 dân tộc anh em. Trong sự đa dạng, phong phú về bản sắc và đặc điểm vùng miền, điều kiện kinh tế xã hội, các thế lực thù địch luôn luôn dùng các âm mưu và thủ đoạn đê hèn chống phá hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước và Chiến lược phát triển con người, Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc… Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.
Trên thực tế, so với mặt bằng chung của cả nước, đời
sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế – xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt là vùng miền núi phát triển còn chậm. Lợi
dụng điều này, các thế lực thù địch, phản động ra sức rêu rao chống phá. Cụ thể:
Trên lĩnh vực
kinh tế: chúng cho rằng đồng bào các dân tộc thiểu số đang chịu bất bình
đẳng dân tộc so với đồng bào người Kinh, các thế lực thù địch đã xuyên tạc Đảng,
Nhà nước đối xử không công bằng, chỉ chăm lo cho người Kinh mà không chăm lo
cho đồng bào dân tộc thiểu số, khiến cho cuộc sống của đồng bào khó khăn, nghèo
đói. Mặt khác khi Đảng, Nhà nước đầu tư các nguồn lực để xây dựng các công
trình, dự án ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chúng lại rêu rao rằng, việc đầu
tư đó chủ yếu tập trung ở các thị trấn, thị tứ, thành phố với mục đích là để phục
vụ người Kinh và cán bộ, công chức trong chính quyền của người Kinh chứ không phải
dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Trên lĩnh vực chính trị: Các thế lực thù địch, phản
động liên tục rêu rao rằng, đồng bào dân tộc thiểu số không được tham gia bình
đẳng vào đời sống chính trị của đất nước như người Kinh, đồng bào dân tộc thiểu
số không có quyền hành gì đối với đất nước. Lợi dụng nhận thức chưa đầy đủ của
một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, chúng còn tuyên truyền, Đảng, Nhà nước
Việt Nam khẳng định lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng nhưng thực
chất đang làm trái với quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về quyền dân tộc tự
quyết. Từ đó chúng đã kích động đồng bào các dân tộc thiểu số như đồng bào dân
tộc: Mông, Chăm, Ê đê, Ba na, Khơme… đòi tách ra thành lập nhà nước riêng để bảo
đảm quyền lợi của mình.
Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội: Trước những thay đổi
về văn hóa- xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số theo hướng hiện đại, tiến bộ,
các thế lực thù địch, phản động vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam không tôn trọng
bản sắc, văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, cố tình “đồng hóa
về văn hóa” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo văn hóa người Kinh để “Kinh
hóa đồng bào dân tộc thiểu số”.
Trước những khó khăn về y tế, giáo dục ở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, chúng rêu rao rằng, chính quyền của người Kinh ngược đãi
đồng bào dân tộc thiểu số, không chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân
trí ở vùng dân tộc thiểu số để “dễ bề cai trị”.
Những luận điệu hết sức thâm độc kể trên của các thế
lực thù địch, phản động đã làm xói mòn niềm tin của một bộ phận đồng bào dân tộc
thiểu số với Đảng, Nhà nước; phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc; tạo ra nhiều
nguy cơ phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đe doạ đến an
ninh quốc gia. Vì vậy chúng ta cần vạch rõ thực chất những luận điệu vu khống,
xuyên tạc của chúng. Chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và chủ động tuyên truyền
với nhân dân để nhân dân có nhận diện đúng đắn về âm mưu, thủ đoạn của địch và
tin tưởng tuyệt đối vào Đảng và Nhà nước:
Thứ nhất: Ở các vùng dân tộc thiểu số, cùng với những
khó khăn về điều kiện địa lý, tự nhiên, môi trường là những hậu quả nặng nề của
chế độ phong kiến, thực dân để lại đã tạo ra sự chênh lệch về trình độ phát triển
kinh tế – xã hội giữa người Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số. Đảng và Nhà nước
ta đã có rất nhiều cố gắng để rút ngắn khoảng cách chênh lệch này. Đảng ta khẳng
định: “Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư
phát triển, tạo sự chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng có đồng
bào dân tộc thiểu số”. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước rất chú trọng phát huy
tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào dân tộc thiểu số trong phát
triển kinh tế- xã hội. Nhờ vậy, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, tình
hình kinh tế – xã hội ở vùng dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện rõ rệt.
Tuy vậy, để đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số và kinh tế – xã hội ở vùng dân
tộc thiểu số phát triển ngang bằng với các vùng khác đòi hỏi phải có thời gian,
không thể nôn nóng được.
Thứ hai: Trên thực tế, Đảng, Nhà nước ta luôn tạo cơ
hội, điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số tham gia xây dựng hệ thống chính trị,
quản lý đất nước. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước rất chú trọng đến chính sách phát
triển đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ dân tộc
thiểu số tham gia vào các cơ quan Đảng, Nhà nước ngày càng tăng về số lượng và
nâng cao về chất lượng. Tại Đại hội XIII của Đảng có 13 Ủy viên Trung ương Đảng
là người dân tộc thiểu số. Tại Quốc hội khóa XV có 89 đại biểu người dân tộc
thiểu số, chiếm 17, 84% số đại biểu (là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay). Việc
các thế lực thù địch kích động lợi dụng sự hiểu biết chưa đầy đủ của một bộ phận
đồng bào dân tộc thiểu số để kích động tư tưởng ly khai, tự trị, để đồng bào
đòi tách ra thành lập quốc gia riêng là hành động gây chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc ở nước ta.
Thứ ba: Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan
tâm để giữ gìn, phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, gắn với
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đến nay, đã có 03 di
tích quốc gia, 08 di tích lịch sử – văn hoá, danh lam, thắng cảnh liên quan đến
đồng bào dân tộc thiểu số được xếp hạng di tích quốc gia; có 126 di sản văn hóa
phi vật thể, 276 nghệ nhân ưu tú là người dân tộc thiểu số. Đã chính thức tổ chức
dạy và học 06 thứ tiếng dân tộc thiểu số: Mông, Khmer, Chăm, Gia Rai, Ba Na, Ê
Đê. Việc tổ chức dạy và học tiếng dân tộc thiểu số được triển khai ở 23 tỉnh,
thành phố. Có 95% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình, có nhiều chương
trình/kênh phát bằng tiếng dân tộc thiểu số;100% xã có điện thoại cố định và di
động; 81,5% số xã có hệ thống loa truyền thanh đến thôn.
Để tạo cơ hội, điều kiện cho con em đồng bào dân tộc
thiểu số học tập, Đảng, Nhà nước đã triển khai các chính sách: cử tuyển, đào tạo
có địa chỉ…, đầu tư xây dựng 3.126 trường phổ thông dân tộc nội trú tại 49 tỉnh,
thành phố, 4 trường dự bị đại học, 1 trường phổ thông dân tộc nội trú có chương
trình dự bị đại học và 3 khoa dự bị đại học cho con em đồng bào dân tộc thiểu số
tại các trường đại học.
Những kết quả đáng ghi nhận này chứng minh tính đúng
đắn, hiệu quả của các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc phát
triển ở vùng dân tộc thiểu số, chứ không phải như luận điệu vu khống trắng trợn
của các thế lực thù địch. Bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc cơ bản, nhất
quán trong xây dựng và thực thi chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam để
giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như nguyện vọng của nhân dân ta.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét