Những năm
qua, cùng với lịch sử phát triển đất nước, công tác quản lý đất đai cũng dần được
hoàn thiện. Trong khi đó, lợi dụng việc Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Trung
ương 5 (khóa XIII), các đối tượng xấu đã tung ra nhiều thông tin, luận điệu sai
trái, tiêu cực nhằm chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng đưa ra các kiến nghị, đề xuất
không phải vì mục đích hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý đất đai mà
chỉ là chiêu trò để thu hẹp, tiến tới loại trừ vai trò của Nhà nước trong công
tác quản lý đất đai; làm thay đổi bản chất xã hội, chệch hướng xã hội chủ nghĩa
mà Việt Nam đang xây dựng.
Các thế lực
thù địch rêu rao, xuyên tạc đó là sở hữu đất đai toàn dân thì “mù mờ về pháp
lý”, không tìm thấy các chủ thể trong các quan hệ pháp lý về đất đai, đặc biệt
khi có những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn… về đất đai xảy ra thì không có cơ
sở pháp lý để giải quyết đúng đắn, công bằng. Không chỉ dừng lại ở việc xuyên tạc
nội dung Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII), các đối tượng phản động đã bới móc
các vụ việc tiêu cực liên quan đến đất đai, tung ra những thông tin không được
kiểm chứng, quy chụp, suy diễn các vụ việc liên quan đến đội ngũ cán bộ của Đảng
để gây hoang mang dư luận. Trong đó, mũi nhọn công kích được các đối tượng xấu
hướng vào một số vấn đề chính là những vi phạm, bất cập, hạn chế liên quan đến
lĩnh vực đất đai để hạ bệ, bôi lem, vấy bẩn vai trò lãnh đạo của Đảng; đưa ra
những quan điểm sai trái, hướng lái công tác lập pháp trong lĩnh vực đất đai;
bóp méo sự thật, phủ nhận những kết quả đã đạt, thổi phồng những sai phạm trong
lĩnh vực đất đai để kích động sự mâu thuẫn trong xã hội.
Những luận
điệu xuyên tạc của chúng hòng gieo rắc tâm lý hoài nghi, dao động, mất niềm tin
của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, gây phân tâm trong dư luận về các vấn đề
liên quan đến đất đai và quyền sử dụng đất. Do đó, cần tỉnh táo nhận diện những
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.
Theo quy định
của pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng
đất theo quy định của pháp luật, cụ thể: Điều 53, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: "Đất đai, tài nguyên, khoáng sản là
tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý"; Điều 54 quy định: “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng
đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất
được pháp luật bảo hộ, Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng
trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh;
phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải
công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật. Nhà nước
trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp,
phòng, chống thiên tai”. Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định: "Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý”.
Bên cạnh
đó, với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý, luật pháp Việt Nam nhất là Luật Đất đai năm 2013 đã cung cấp những
căn cứ để phân định rõ ràng quyền hạn cũng như trách nhiệm của người sử dụng đất
(người được giao đất và người thuê đất) và người đại diện chủ sở hữu toàn dân,
thống nhất quản lý đất (cơ quan nhà nước các cấp). Cụ thể: Điều 5 Luật Đất đai
năm 2013 quy định: Người sử dụng đất gồm: tổ chức trong nước; hộ gia đình, cá
nhân trong nước; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức
năng ngoại giao; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài. Điều 7, Điều 8 của Luật Đất đai cũng quy định rõ cá nhân nào có
đủ tư cách là đại diện pháp lý trong các giao dịch đất đai của các chủ thể sử dụng
đất theo Điều 5; đồng thời luật cũng phân định rõ ràng các quyền hạn và trách
nhiệm của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai (từ Điều
13 đến Điều 21).
Việc quy định
đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của Dân, do Dân và vì
Dân. Vì vậy việc xác lập chế độ sở hữu toàn dân là hoàn toàn đúng đắn chứ không
phải sai lầm như các đối tượng chống phá đang cố tình lan truyền. Việc thực hiện
chế độ sở hữu toàn dân về đất đai không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Trên thực tế, Nhà nước công nhận quyền sử
dụng đất của cá nhân. Người sử dụng đất có quyền được chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, việc quy định đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý còn đảm bảo việc
sử dụng đất một cách hợp lý, đúng định hướng phát triển của đất nước và của từng
địa phương.
Hiện nay,
việc sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc: Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất; tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích
chính đáng của người sử dụng đất; người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Việc quy hoạch
đất đai phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh. Do vậy, nếu để sở hữu tư nhân về đất đai
có thể sẽ kéo theo sự tích tụ đất đai tập trung vào một số cá nhân, tạo ra sự bất
bình đẳng, làm gia tăng khoảng cách phân hóa trong xã hội, đặc biệt là việc đảm
bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.
Ở các nước trên thế giới khi thực hiện chế độ
đa sở hữu về đất đai, thừa nhận sở hữu tư nhân thì những tiêu cực, mâu thuẫn,
tranh chấp, xung đột vẫn xảy ra khá phổ biến vì nhiều lý do mà một trong số đó
là bởi Nhà nước vẫn có quyền thu hồi, trưng dụng đất tư trong những trường hợp
cần thiết. Điều đó cũng rất dễ nảy sinh tình trạng lạm quyền, tiêu cực dẫn đến
các tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột đất đai gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Thực tế, ở nhiều nước chính quyền đã mang xe ủi đi cưỡng chế giải tỏa đất đai
cho mục tiêu phát triển kinh tế của mình. Điều này đồng nghĩa với việc sở hữu
toàn dân không phải là căn nguyên của tình trạng tiêu cực, mâu thuẫn, tranh chấp,
xung đột hay những điểm nóng về đất đai ở nước ta hiện nay. Muốn giải quyết những
tiêu cực, bức xúc, tranh chấp, điểm nóng về đất đai thì phải bắt đầu từ sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, quy định về quản lý, sử dụng đất; có
những biện pháp tổ chức thực hiện hiệu quả chứ không phải là nằm ở việc thay đổi
chế độ sở hữu[1].
Trong điều
kiện kiện hiện nay thực hiện nhất quán quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý là hoàn toàn đúng đắn,
phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
=TXD-H2=
0 nhận xét:
Đăng nhận xét