Mới đây, ngày 9/3/2023, Bộ Thông tin và
Truyền thông và Ban Tôn giáo Chính phủ đã ra mắt Sách trắng Tôn giáo và chính
sách tôn giáo ở Việt Nam. Cuốn sách cung cấp những thông tin cơ bản về tôn giáo
ở Việt Nam; chính sách tôn giáo ở Việt Nam; thành tựu cũng như thách thức của
Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Qua đó khẳng định
chính sách nhất quán của Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
Sau khi Bộ Thông tin và Truyền Thông, Ban
Tôn giáo Chính phủ ra mắt Sách trắng, ngay lập tức một số trang báo điện tử như
VOA, RFI, RFA… cùng nhiều trang mạng của các tổ chức, cá nhân chống đối đã có
những bài viết, bình luận sai trái, đánh giá một cách tiêu cực về cuốn sách này.
Họ cho rằng, việc cho ra đời cuốn sách này là “bức bình phong” nhằm che đậy các
vi phạm kéo dài tại Việt Nam... Đánh giá này được dựa trên nhận định của số đối
tượng cực đoan, chống đối trong các tôn giáo như Thích Vĩnh Phước, một thành
viên thuộc tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất; linh mục Đinh Hữu
Thoại, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam; Lê Quang Hiển, thuộc tổ chức Phật giáo
Hòa Hảo thuần túy… Các cá nhân trên đều là thành viên của tổ chức bất hợp pháp
với danh xưng “Hội đồng Liên tôn Việt Nam”; đều thuộc các phần tử chống đối, có
quá trình tu tập kém, ít chăm lo cho việc đạo nên uy tín, năng lực yếu kém,
không được trọng dụng. Từ đó, số này tỏ ra bất mãn và đã ly khai khỏi các tôn
giáo, tổ chức tôn giáo, sau đó liên kết lại với nhau thành lập một tổ chức bất
hợp pháp mang danh nghĩa tôn giáo để phục vụ ý đồ, động cơ cá nhân chứ không đại
diện cho bất kỳ một tổ chức tôn giáo nào. Do đó, những phát ngôn, nhận định mà
họ chia sẻ với phóng viên của các trang báo điện tử nêu trên cũng chỉ mang tính
chủ quan, phiến diện một chiều, mang tính thù địch với Việt Nam của một nhóm nhỏ
có chung lợi ích.
Thực tế, trong thời gian Đảng, Nhà nước ta
luôn quan tâm đến nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân. Nhờ đó
mà số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự ngày càng tăng, quyền tự do tín ngưỡng
tôn giáo của nhân dân được đảm bảo tốt hơn, các cơ sở thờ tự ngày càng được
khang trang, quan hệ quốc tế của các tôn giáo ngày càng được mở rộng...
Đặc biệt, các hoạt động tôn giáo lớn đã trở
thành lễ hội của người dân Việt Nam như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam 3 lần đăng
cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK; ngày Lễ Giáng sinh của người
Công giáo ở khắp mọi miền đất nước cũng đã trở thành một lễ hội thu hút sự quan
tâm của đông đảo người dân Việt Nam... Vừa qua, giáo tỉnh Hà Nội cũng đã tổ chức
thành công Đại hội Giới trẻ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng với sự tham gia của
Tổng Giám mục Marak zelewki – Đặc phái viên không thường trú của Tòa Thánh
Vatican tại Việt Nam cùng các vị lãnh đạo giáo hội và khoảng 15 nghìn giáo dân
là thanh niên, học sinh, sinh viên người Công giáo...
Nếu như thực sự khách quan thì phóng viên
của VOA, RFI, RFA, BBC… cần dẫn chứng thêm những nhận định, quan điểm của những
vị lãnh đạo trong các tổ chức giáo hội đã được Nhà nước ta công nhận tư cách
pháp nhân, họ mới chính là người đại diện cho giáo hội, cho lợi ích của đại đa
số chức sắc, tín đồ trong các tôn giáo Việt Nam.
Do đó, một lần nữa cần khẳng định, việc
phê phán Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam là một chiêu trò
nhằm chính trị hóa, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hòng phủ nhận những
thành quả từ những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét