Tóm
tắt: Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về tăng cường bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong
tình hình mới” khẳng định: “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ
bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng Tuyên
giáo các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp uỷ, tổ chức
đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các
cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của từng cán bộ, đảng viên, trước hết
là người đứng đầu”.
Từ
khóa: Đấu tranh, phản bác, sai trái, thù địch.
Quan
điểm sai trái, thù địch là những quan điểm bản thân nó chứa đựng những nội dung
sai lầm về lý luận và thực tiễn khoa học, có thái độ nói và làm không theo đúng
hoặc chống lại quan điểm đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật Nhà nước, quy
định của Quân đội, đơn vị không phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc.
Quan điểm sai trái, thù địch có thể do các phần tử phản động, thoái hóa, biến
chất và cơ hội chính trị cố tình gây ra hoặc do chủ thể hạn chế về trình độ nhận
thức, họ không biết, không hiểu nên đưa ra các quan điểm của mình và cho rằng
nó là đúng nhưng thực chất là sai trái hoặc cố tình xuyên tạc.
Quan
điểm sai trái, thù địch do các thế lực thù địch; các phần tử phản động, thoái
hóa, cơ hội chính trị, bất mãn gây ra.
Sau
nhiều thập niên thực hiện chính sách thù địch, chống phá không đạt hiệu quả,
các thế lực thù địch đang thay đổi phương thức hoạt động. Mục tiêu nhất quán
không thay đổi của chúng là chống phá tận gốc về tư tưởng chính trị, xóa bỏ vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, “phi chính trị hóa”, vô hiệu hóa quân
đội và lực lượng công an, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Một
số đối tượng “lá mặt, lá trái” cơ hội chính trị, số phần tử bất mãn, cực đoan
quá khích đang sống, làm việc thụ hưởng những thành quả cách mạng do Đảng và
nhân dân mang lại, nhưng lại bí mật cộng tác với những phần tử bất mãn, phản động
nước ngoài để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Chúng
đưa ra các quan điểm phủ nhận tính khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, xuyên tạc đường lối, quan điểm, nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân. Phủ nhận mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên CNXH ở nước ta, phê
phán triệt để, bôi đen CNXH hiện thực, công khai ca ngợi con đường tư bản chủ
nghĩa. Phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và bôi nhọ danh dự, uy
tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng
vũ trang; phủ nhận thành tựu của cách mạng Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ và trong công cuộc đổi mới hiện nay; âm mưu, thủ đoạn chia
rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo trong cộng đồng dân tộc Việt Nam; âm mưu, thủ đoạn
tuyên truyền đạo đức, văn hóa, lối sống tư sản vào Việt Nam, các thủ đoạn tuyên
truyền chống phá Đảng, Nhà nước.
Quan
điểm sai trái nảy sinh từ trình độ nhận thức chính trị hạn chế.
Những
nhận thức sai trái, lệch lạc, những tư tưởng, nhận thức lạc hậu trong xã hội,
đơn vị do tác động từ âm mưu chống phá của kẻ thù, từ những tiêu cực và tệ nạn
xã hội, từ những tàn dư của hệ tư tưởng, đạo đức phong kiến, tiểu tư sản, của nền
sản xuất nhỏ. Tình trạng nói và làm không tuân theo nghị quyết của đảng, nói một
đằng, làm một nẻo, họa theo những nhận thức sai trái của những phần tử cơ hội
chính trị. Lập trường quan điểm không nhất quán có thái độ thờ ơ chính trị. Bản
lĩnh chính trị không vững vàng; có thái độ hành vi đúng không ủng hộ, sai không
đấu tranh, có quan điểm trái với quan điểm đường lối của Đảng, chấp hành pháp
luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội không nghiêm, gây mất đoàn kết nội bộ, đoàn kết
quân dân. Lối sống buông thả, thực dụng, cơ hội.
Quan
điểm sai trái, thù địch làm ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức, suy nghĩ, hành động
của cán bộ, đảng viên và của nhân dân. Là một trong những nguyên nhân đẫn đến sự
suy thoái về đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.
Gây sự hoang mang dao động, mất niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế
độ XHCN, gây chia rẽ mối đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
tinh thần, nhận thức, tình cảm của nhân dân, ảnh hưởng gián tiếp sản xuất kinh
tế xã hội.
Đối
với quân đội, là lực lượng nòng cốt trong chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ
Tổ quốc, do đó tinh thần sẵn sàng chiến đấu và hy sinh là vô cùng quan trọng và
cần thiết, là cơ sở tạo nên các sức mạnh tổng hợp của Quân đội, các quan điểm
sai trái, thù địch sẽ đầu độc về nhận thức, tư tưởng của cán bộ chiến sĩ trong
Quân đội, từ đó làm cho tư tưởng quân nhân phai nhạt, không biết đấu tranh cho
ai, đấu tranh vì mục đích gì, sức mạnh của quân đội bị yếu đi, âm mưu suy cho
cùng là làm thay đổi, chuyển biến chế độ cộng sản từ chính những người cộng sản
chân chính nhất.
Đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một bộ phận của cuộc đấu
tranh tư tưởng, lý luận; nhiệm vụ hết sức quan trọng, cần thiết chiếm vị trí
quan trọng hàng đầu trong công tác tư tưởng của Đảng, góp phần làm thất bại âm
mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, ngăn ngừa “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đồng thời xây dựng bản lĩnh chính trị, củng
cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng
cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Xuất
phát từ tình hình thực tiễn, ngày 22-10-2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết
số 35-NQ/TW “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” (1). Nghị quyết khẳng
định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là “bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị,
đường lối của Đảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định
để phát triển đất nước”. Nghị quyết chỉ rõ: “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một
nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực
lượng Tuyên giáo các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp
uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị
- xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của từng cán bộ, đảng
viên, trước hết là người đứng đầu” (2).
Nhận
thức được vấn đề trên, trong những năm qua hoạt động đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch của các đơn vị cơ sở trong Quân đội luôn được cấp ủy,
tổ chức đảng cán bộ chủ trì các cấp quan tâm đúng mức, phát huy được sức mạnh của
các tổ chức, lực lượng tham gia, với nhiều nội dung, hình thức, phương pháp
sáng tạo, thiết thực và có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Tuy nhiên, chất lượng đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của một số đơn vị, có thời điểm
chưa cao, nội dung, hình thức và biện pháp thực hiện chưa phong phú, đa dạng, chưa
phản ánh tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Nhận thức, trách nhiệm và năng lực đấu
tranh của một số cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong nhiệm vụ đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch còn hạn chế.
Đặc biệt,
hiện nay trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư,
Công nghệ 4.0, nhất là công nghệ thông tin; yêu cầu sự nghiệp đổi mới đất nước,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập thế giới, xây dựng Quân đội “cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, các đơn vị trong Quân đội vững mạnh
toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”. Trong khi đó, các thế lực thù địch không ngừng
chống phá cách mạng Việt Nam bằng âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, sảo quyệt;
mặt trái nền kinh tế thị trường, những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong xã hội
đã, đang tác động không nhỏ đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của cán bộ, chiến
sĩ ở các đơn vị trong Quân đội, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thực hiện
các nhiệm vụ. Vì vậy, trong thời gian tới để nâng cao chất lượng đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy các đơn vị cơ sở
trong Quân đội cần thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp sau:
Một
là, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của chủ thể và lực lượng
tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay
Đây
là giải pháp cơ bản, giữ vai trò chủ đạo, xuyên suốt, làm tiền đề để tiến hành và
nâng cao chất lượng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của các
đơn vị cơ sở trong Quân đội hiện nay. Bởi vì, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch là một bộ phận công tác tư tưởng của Đảng, hoạt động thuộc
lĩnh vực chính trị - xã hội rất sâu sắc, luôn chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan trong từng thời điểm và trong những hoàn cảnh, nhiệm vụ
cụ thể, là loại hình hoạt động phức tạp, đòi hỏi tính mục đích sâu sắc, phải mất
nhiều công sức, trí tuệ, thời gian của chủ thể và các lực lượng tiến hành. Do vậy,
đòi hỏi chủ thể và các lực lượng tham gia phải có nhận thức đúng, trách nhiệm
cao mới có thể thực hiện có chất lượng, hiệu quả hoạt động này.
Hiện
nay, để tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ thể và các
lực lượng tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cần tập
trung vào giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ thể và các lực lượng
trong học tập, quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng, Nhà nước, Quân đội. Trên cơ sở đó xây dựng cơ sở
khoa học, niềm tin, động cơ, thái độ đúng đắn, trách nhiệm cao cho các lực lượng
trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Bên
cạnh đó cần giáo dục cho các tổ chức, lực lượng nhận thức rõ sự cần thiết, vai
trò, ý nghĩa của nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Cấp
ủy, tổ chức đảng, chính ủy, chính trị viên và người chỉ huy các cấp cần giáo dục
cho các lực lượng thống nhất nhận thức việc đấu tranh chống các quan điểm sai
trái, thù địch liên quan đến sự vững mạnh, sức mạnh chiến đấu của quân đội, đến
sự tồn vong của chế độ. Từ đó làm cho mọi người nhận thức được rằng, việc đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một trong những nhiệm vụ cấp
thiết hiện nay, không thể chủ quan, xem thường, để từ đó tích cực tham gia đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.
Giáo
dục cho các tổ chức, lực lượng hiểu rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
mình trong tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái. Ở các đơn vị có
các tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân. Mỗi
tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau, vì vậy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối
quan hệ công tác trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cũng
khác nhau, theo đó chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của
các thành viên trong tổ chức đó cũng khác nhau. Chính vì thế, các chủ thể lãnh
đạo, chỉ đạo, lực lượng tham gia đấu tranh cũng không giống nhau. Vì vậy, cấp ủy,
tổ chức đảng, cơ quan chức năng, cán bộ chủ trì các cấp cần giáo dục, tuyên
truyền cho các tổ chức, lực lượng, từng cá nhân nắm chắc, hiểu rõ vị trí, vai
trò, chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, lực lượng; chức trách, nhiệm vụ, quyền
hạn của từng cán bộ, chiến sĩ, trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch làm cơ sở để phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng,
từng cá nhân trong nhiệm vụ này.
Hai là, xác định đúng nội dung, vận dụng
linh hoạt, sáng tạo hình thức, phương pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch hiện nay
Đây
là giải pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng,
hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Vì nhiệm vụ này
là nhiệm vụ đặc thù với sự đa dạng về loại hình, lực lượng, phương thức và
phương tiện, diễn ra toàn diện, trực diện và cụ thể trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, điều kiện tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp,
các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản động đang ráo riết đẩy mạnh hoạt động
chống phá cách mạng Việt Nam bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn vô cùng tinh vi, xảo
quyệt.
Về nội
dung đấu tranh cần tập trung:
Đấu tranh phản bác các luận điệu phủ nhận
Chủ nghĩa Mác - Lênin. Về lý luận, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức
phủ định tính khoa học, cách mạng, nhân văn và các giá trị cốt lõi phù hợp với
thời đại của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Chúng tập trung tấn công vào những vấn đề
nguyên tắc then chốt, luận điểm cơ bản nhất, như: về hình thái kinh tế - xã hội,
về học thuyết giá trị thặng dư, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân... Về thực
tiễn, lợi dụng sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và
Đông Âu, chúng rêu rao lý luận về CNXH là sai lầm, ảo tưởng; rêu rao chủ nghĩa
tư bản là đỉnh cao của nhân loại “thấy chủ nghĩa tư bản là lời giải đáp đầy đủ
cho mọi vấn đề đặt ra trong cuộc sống của loài người” và sẽ tồn tại vĩnh hằng.
“Một số người nhân danh “cấp tiến” đề xuất giải pháp nhằm “thay máu cho hệ tư
tưởng” và “sửa lại chủ nghĩa Mác – Lênin” cho hợp thời và sát với thực tế Việt
Nam” (3).
Đấu tranh phản bác các luận điệu tấn công
vào tư tưởng Hồ Chí Minh. Một mặt, các thế lực thù địch phủ nhận nội dung, giá
trị của tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng đây chỉ là “mớ lý thuyết hỗn độn nhằm đề
cao, sùng bái cá nhân”, là “một di hại to lớn của lịch sử”, “Hồ Chí Minh chỉ tiếp
thu chủ nghĩa Mác - Lênin chứ không hề có tư tưởng cao siêu”... Chúng tìm mọi
cách đả kích, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh và “bôi đen” đạo đức của Người, nhằm
thực hiện cái gọi là “hạ bệ thần tượng”, lung lạc những người nhẹ dạ cả tin, phủ
nhận những giá trị cơ bản, đúng đắn trong tư tưởng của Người. Mặt khác, chúng lại
ra sức tuyên truyền, đề cao, tuyệt đối hóa tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng đối lập
tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác - Lênin, đòi đưa Chủ nghĩa Mác - Lênin
ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng ta.
Đấu tranh phản bác, vạch trần các luận điệu
chống phá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Hiện nay, các thế lực thù địch tập trung tấn công vào những vấn đề
như: lựa chọn mục tiêu, mô hình phát triển, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN,
hệ thống chính trị, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; các vấn
đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, lãnh thổ, đối ngoại... Chống phá hệ thống
pháp luật, đòi tách hệ thống pháp luật của Việt Nam “độc lập” khỏi sự lãnh đạo
của Đảng, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Đấu tranh phản bác các luận điệu phủ nhận
thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các phương tiện
truyền thông của các thế lực thù địch chỉ tập trung đưa thông tin về những mặt
tiêu cực, khoét sâu những hạn chế, sai lầm, khuyết điểm của hệ thống chính trị;
phóng đại những sơ hở trong quản lý kinh tế - xã hội, xung quanh vấn đề đất
đai, môi trường, phân hóa giàu nghèo, phóng đại một số biểu hiện suy thoái của
cá nhân cán bộ, đảng viên, một số việc làm vô cảm, mất lòng dân của cơ quan Nhà
nước, thổi phồng những khó khăn về kinh tế - xã hội của đất nước... Chúng hạ thấp
những thành tựu phát triển của đất nước, như: phủ nhận kết quả đạt được của nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN, phủ nhận sự thay đổi tích cực trên tất cả
các mặt của đất nước và đời sống xã hội của nhân dân, phủ nhận vị thế và uy tín
của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Xuyên tạc cuộc đấu
tranh chống tiêu cực, tham nhũng, phủ nhận những cố gắng, nỗ lực trong công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Đấu tranh chống xuyên tạc lịch sử, phản
bác các luận điệu “viết lại lịch sử”, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ các đồng chí
lãnh đạo cấp cao. Đặc biệt, chúng ra sức nói xấu, bôi nhọ đời tư, hình ảnh Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Các Mác, Lênin, các lãnh tụ của Đảng, Anh hùng cách mạng, những
người đã trở thành những tấm gương sáng trong lòng dân tộc Việt Nam.
Đấu tranh chống phủ nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng đối với lực lượng vũ trang, đòi “phi chính trị hóa” Quân đội và Công
an. Chúng đẩy mạnh tuyên truyền quan điểm “quân đội đứng ngoài chính trị”,
“quân đội phi giai cấp”…, quân đội và công an là của quốc gia, dân tộc, không cần
đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái nào, lực lượng chính trị nào. Chúng đòi giải
tán hệ thống tổ chức đảng, cơ quan chính trị, chính ủy (chính trị viên) trong
quân đội, hòng chuyển hóa Quân đội ta thành “đội quân chuyên nghiệp, phi đảng
phái”.
Về
hình thức đấu tranh;
Trước
hết, các đơn vị cơ sở trong Quân đội cần tập trung giáo đục chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, nhiệm vụ của cách mạng, nhiệm vụ của quân đội nhằm nâng cao trình
độ giác ngộ cách mạng, bản lĩnh chính trị cho các lực lượng ở đơn vị. Bảo đảm
trong mọi điều kiện, hoàn cảnh cán bộ, chiến sĩ luôn kiên định mục tiêu lý tưởng
chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao trình độ giác ngộ
chính trị, bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp công nhân là điều kiện cơ bản
để cán bộ, chiến sĩ nhận thức, xem xét và giải quyết đúng đắn các sự việc, hiện
tượng trong đời sống xã hội, nhận diện đúng đối tượng, đối tác, không mơ hồ, ảo
tưởng, có thái độ kiên quyết đấu tranh loại bỏ nhận thức lệch lạc, sai trái và
làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
Tổ
chức cho các lực lượng đấu tranh thông qua việc đẩy mạnh viết tin, bài, cảm nhận
về các vấn đề, sự kiện để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước, phản
bác lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch gửi đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng của Đảng, Nhà nước, Quân đội; viết tin, bài, comment
(bình luận) chia sẻ các bài viết tích cực; tạo mối liên kết chặt chẽ với lực lượng
tham gia đấu tranh trên không gian mạng của cơ quan, đơn vị mình.
Đấu
tranh thông qua việc đăng tải các status (cảm nhận), chia sẻ các bài viết thể
hiện tình yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, ca ngợi sự nghiệp cách
mạng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân. Đối với các bài viết tiêu cực, sai trái, thù
địch lan truyền trên mạng xã hội, các cơ quan, khoa, đơn vị chỉ đạo lực lượng
facebook, Zalo… tích cực tham gia comment (bình luận) để tạo ra dư luận tích cực
phản bác và lấn át lại các quan điểm sai trái, thù địch, ngăn chặn ảnh hưởng xấu
đến dư luận đơn vị. Tạo điều kiện để lực lượng này tham gia và liên kết với các
diễn đàn mạng xã hội tích cực của các tổ chức và cá nhân để nâng cao hiệu quả đấu
tranh.
Làm
tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quy định về phòng gian giữ bí mật, giữ
gìn nội bộ đơn vị luôn trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục làm tốt công tác dân vận
tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa đơn vị với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức
quần chúng và nhân dân địa phương, giữ vững bản chất cách mạng, truyền thống tốt
đẹp, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; mặt khác, đòi hỏi phải tập trung đấu tranh với
các nhận thức, hành động sai trái làm ảnh hưởng đến mối quan hệ đoàn kết quân
dân, vạch trần âm mưu, thủ đoạn kích động, chia rẽ mốỉ quan hệ máu thịt giữa
quân đội với nhân dân.
Ba
là, thường xuyên xây dựng, bồi dưỡng, phát huy lực lượng nòng cốt trong đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay
Đây
là giải pháp có ý nghĩa thiết thực trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch hiện nay. Để đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch và
làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đòi
hỏi chúng ta phải phát huy sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng. Tuy nhiên,
đây là nhiệm vụ mang tính đặc thù, nhất là hiện nay các thế lực thù địch không
ngừng chống phá cách mạng Việt Nam bằng các âm mưu thủ đoạn vô cùng tinh vi, xảo
quyệt, đòi hỏi từng đơn vị phải xây dựng lực lượng nòng cốt có đủ năng lực và
giữ vai trò tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ này.
Để thực
hiện giải pháp này đòi hỏi cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì ở các đơn vị cơ
sở cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp chủ yếu sau:
Chú
trọng xây dựng lực lượng nòng cốt cho phù hợp.
Về tổ
chức: trước hết, trong tình hình hiện nay, cần tập trung xây dựng, kiện toàn và
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các bộ phận chuyên sâu như Lực lượng
47, Câu lạc bộ Lý luận trẻ, Câu lạc bộ văn học nghệ thuật. Để nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của các lực lượng này, cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp cần
thường xuyên quan tâm xây dựng, kiện toàn, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, nội dung, hình thức hoạt động của từng bộ phận.
Về lực lượng cần tổ chức, xây dựng, phát
huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng, bản lĩnh
chính trị kiên định vững vàng; có trình độ lý luận và thực tiễn; thái độ trách
nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nhạy bén, sắc sảo; có kiến thức và kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin.
Để lực
lượng nòng cốt hoạt động có chất lượng hiệu quả cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp đối với nhiệm vụ đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch. Thường xuyên làm tốt công tác bồi dưỡng, công tác
chính sách nhằm động viên, khuyến khích lực lượng nòng cốt tích cực thực hiện
có chất lượng hiệu quả nhiệm vụ này.
Bốn
là, thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay
Đây
là giải pháp cơ bản, là một khâu quan trọng trong quy trình lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì ở đơn vị cơ sở và là việc làm thường xuyên
có ý nghĩa rất quan trọng trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch hiện nay. Để tổ chức tốt hội nghị sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của các đơn vị cần thực hiện
tốt các vấn đề sau đây:
Tổ
chức hội nghị rút kinh nghiệm
Hình
thức tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm có nhiều ưu điểm vì bảo đảm kịp thời về
thời gian, dễ tổ chức, không đòi hỏi nhiều về kinh phí, có thể tổ chức ở nhiều
cấp khác nhau. Vì vậy, cần được vận dụng ở các đơn vị cơ sở trong Quân đội.
Hình thức này cần phải được quy định và trở thành nền nếp thường xuyên. Khi tổ
chức rút kinh nghiệm cần xác định rõ mục đích rút kinh nghiệm nhằm tháo gỡ các
vấn đề còn vướng mắc, tìm giải pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, tạo sự
đoàn kết thống nhất tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch. Các thành viên tham dự cần nói lên những vấn đề cơ bản,
chỉ đúng nguyên nhân, quy rõ trách nhiệm và đề xuất được những giải pháp có
tính khả thi nhằm khắc phục hạn chế, tồn tại.
Tổ
chức hội nghị sơ kết, tổng kết nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái
Sau
từng thời gian theo quy định, các đơn vị cần tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết
về nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Để hội nghị đạt
chất lượng, các đơn vị cần sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy, chính ủy,
chính trị viên và cơ quan chính trị để soạn thảo kế hoạch tổ chức hội nghị một
cách chu đáo, cụ thể, khoa học. Kế hoạch phải xác định rõ thời gian, địa điểm tổ
chức; thành phần đại biểu tham dự; chương trình, nội dung hội nghị cùng các mặt
bảo đảm về cơ sở vật chất.
Việc
triển khai thực hiện kế hoạch phải được tiến hành khẩn trương, báo cáo trung
tâm cần được chuẩn bị chu đáo, tỷ mỷ và hoàn chỉnh sớm để gửi đến các đại biểu
trước khi diễn ra hội nghị. Các đại biểu tham dự phải có trách nhiệm nghiên cứu
trước bản báo cáo và chuẩn bị ý kiến của mình để gửi về ban tổ chức. Quá trình
tổ chức hội nghị cần khái quát các vấn đề cơ bản, trong đó nhấn mạnh những tồn
tại, hạn chế, xác định nguyên nhân, chỉ ra phương hướng khắc phục, sau đó khêu
gợi những nội dung trọng tâm để hội nghị tập trung thảo luận. Các ý kiến tham
gia tại hội nghị nên ngắn gọn, mỗi người chỉ lựa chọn một hay hai vấn đề tâm đắc
nhất để phát biểu, cần thảo luận thẳng vào nội dung, nói rõ quan điểm của mình,
không kể lể dài dòng hoặc phát biểu chung chung. Chủ trì hội nghị phải linh hoạt,
sáng tạo, bám vào mục đích chung để điều hành; biết thâu tóm nội dung trọng tâm
các ý kiến để dẫn dắt chương trình, tránh sự trùng lắp, gây lãng phí về thời
gian, hoặc những vấn đề trọng tâm cần khắc phục lại không có ý kiến tham gia. Hội
nghị phải kết luận rõ từng vấn đề, những ý kiến có nhiều mâu thuẫn phải ghi
chép đầy đủ, nếu chưa thống nhất được thì sau hội nghị báo cáo lên cấp trên xin
ý kiến giải quyết.
Một
nội dung quan trọng không thể thiếu trong các hội nghị sơ kết, tổng kết là công
tác thi đua khen thưởng. Vì vậy, để khen thưởng đúng việc, đúng người, thì
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
các đơn vị phải có sự theo dõi nắm chắc các vấn đề liên quan. Đồng thời, các
đơn vị cần tổ chức bình xét chặt chẽ, lựa chọn gương điển hình thực sự, đề nghị
lên cấp có thẩm quyền ra quyết định khen thưởng. Tại hội nghị, quyết định khen
thưởng sẽ được công bố và phần thưởng được trao tặng cho những cá nhân, tập thể
có nhiều thành tích. Để nhân rộng điển hình tiên tiến trong nhiệm vụ đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, hội nghị cần đưa ra chương trình hành động cụ thể,
phát động các phong trào thi đua thiết thực. Sau hội nghị phải tạo được sự chuyển
biến thực sự cả nhận thức và hành động, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức tự kiểm điểm
những tồn tại hạn chế, từ đó đề cao trách nhiệm đoàn kết, chủ động khắc phục
khó khăn, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của đơn vị./.
LNH - H3
Tài
liệu tham khảo
(1),
(2) Bộ Chính trị (2018), Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong
tình hình mới,Hà Nội.
(3) Tổng
cục Chính trị (2017), Viện KHXH&NV quân sự, Bảo vệ và phát triển nền tảng
tư tưởng của Đảng trong tình hình mới, Nxb Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội,
tr.20.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét