Lợi dụng chủ trương nhân đạo của
Đảng và Nhà nước trong việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam ở nước
ngoài về nước trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát, nhiều cán bộ có chức
vụ thuộc các bộ, ngành đã gây khó khăn, nhũng nhiễu, buộc doanh nghiệp phải
nâng giá vé máy bay và các chi phí phát sinh khác để "bôi trơn" và
đưa hối lộ.
Kết luận điều tra cho rằng, để thực
hiện chủ trương nhân đạo của Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng đã tổ chức
hơn 1.000 chuyến bay đưa hơn 200.000 người dân từ 62 quốc gia và vùng
lãnh thổ về nước. Việc này thể hiện sự quan tâm hàng đầu của Đảng và Chính phủ
Việt Nam trong công tác bảo hộ công dân, bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe và
tài sản cho người dân. Chủ trương kịp thời này được cộng đồng quốc tế và đồng
bào trong và ngoài nước đánh giá cao và ủng hộ.
Vẫn theo nhận định của cơ quan điều
tra, trong quá trình triển khai, đã xảy ra sự chồng chéo và không rõ ràng về thẩm
quyền, khiến một số cá nhân có thẩm quyền ở các bộ, ngành đã gây khó khăn,
nhũng nhiễu, tạo cơ chế “xin cho” buộc doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay và
các chi phí phát sinh khác để chi phí, "bôi trơn" và đưa hối lộ.
Theo cơ quan điều tra, hành vi phạm
tội của các bị can trong vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, khi họ lợi dụng tình
hình dịch bệnh COVID-19, vì mục đích lợi nhuận và vụ lợi cá nhân, bất chấp các
quy định của pháp luật, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước,
gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cơ quan, tổ chức và uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và tạo sơ
hở để các thế lực thù địch xuyên tạc.
Cũng theo cơ quan điều tra, các
cá nhân thuộc Vụ Quan hệ Quốc tế và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ đã lợi dụng
nhiệm vụ được giao để đề xuất trực tiếp lên lãnh đạo Chính phủ cho phép các
doanh nghiệp bay mà không tuân thủ quy trình giám sát và đánh giá của Tổ công
tác 5 Bộ trong việc thẩm định, đưa ra ý kiến đối với kế hoạch tổ chức các chuyến
bay, qua đó nhận hối lộ từ các doanh nghiệp.
Đối với dấu hiệu sai phạm liên
quan tại một số Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cũng như các đối tượng
khác liên quan, CQĐT sẽ tiếp tục điều tra, xử lý ở giai đoạn sau của vụ án.
Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ chính
là bảo hộ công dân Việt Nam tại nước ngoài và quản lý danh sách công dân đăng
ký nhu cầu về nước, nhưng một số cơ quan đại diện tại nước ngoài đã không thực
hiện hết và đúng trách nhiệm bảo hộ công dân mà còn thỏa thuận, yêu cầu doanh
nghiệp chia lợi nhuận theo từng chuyến bay hoặc chi tiền theo số công dân được
về nước, thu tiền của công dân vượt quy định.
“Ở trong nước, Bộ Ngoại giao là đầu
mối chủ trì xin duyệt cấp phép chuyến bay cho các doanh nghiệp, nhưng các cá
nhân có nhiệm vụ quyền hạn không chỉ nhận tiền hối lộ để chấp thuận cấp phép
chuyến bay mà còn gây khó khăn cho doanh nghiệp chưa chi tiền hối lộ. Hành vi
nhũng nhiễu của những cá nhân có nhiệm vụ quyền hạn tại Bộ Ngoại giao đã tạo ra
“thị trường” mua bán giấy phép chuyến bay và sang nhượng quyền được tổ chức các
chuyến bay” – kết luận điều tra nêu.
Tại Bộ GTVT, một số cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi, làm trung gian môi giới hối lộ hoặc nhận hối lộ để cấp phép bay tăng số lượng công dân về nước theo phê duyệt của Tổ công tác 5 bộ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét