Trang Việt Tân vừa
hậm hực xuyên tạc kết quả chuyến thăm chính thức Cộng hòa Áo của ông Chủ tịch
nước Võ Văn Thưởng, với những dòng: “Đất nước Việt Nam rộng hơn nước Áo 4 lần,
dân số đông hơn Áo quốc 11 lần. Đảng CSVN lại xin nước áo viện trợ ODA!” (Việt
Tân tại Nhật).
Cái đầu tiên đáng cười, là Việt Tân đích thị loạn và thừa chữ.
Thừa chữ nên mới phải chú thêm “Việt Tân tại Nhật”. Việt Tân tại Nhật, hay tại
Mỹ, tại Úc châu thì cũng là Việt Tân – từ lâu đã hiện nguyên hình là tổ chức phản
động với nhiều hoạt động khủng bố có tổ chức, bị bắt quả tang. Chính thế, nó đã
bị Bộ Công an Việt Nam đưa vào danh sách tổ chức khủng bố từ năm 2016. Hay với
dòng chú đó, mấy phần tử “Việt Tân tại Nhật” đang muốn tỏ ra rằng, mình là tổ
chức chính trị “tử tế, đứng đắn” (!) để mọi người đừng có đánh đồng với với những
đồng đảng ô hợp, nhem nhuốc, sẵn sàng bốc phốt, cắn xé nhau vì ăn chia lèm nhèm
tiền lừa đảo bà con Việt kiều ở Úc châu, ở Mỹ quốc chăng? Nếu thật thế, thì đấy
nhé, tự Việt Tân giật mặt nạ của nhau rồi…
Thực ra, bắt bẻ chữ nghĩa chỉ là một việc. Và dẫu có thô thiển,
vụng về hơn thế, cũng có thể không cần đếm xỉa. Cái chính, là những dòng hạch
sách ấu trĩ, thậm chí dốt nát nêu trên của “Việt Tân tại Nhật” về ODA. Hạch người
mà liều lĩnh tới mức không hề nghị người có thể hạch ngược lại. Hạch lại cái mất
dạy của Việt Tân khi biến báo chữ “đề nghị” (ông Võ Văn Thưởng đề nghị Áo đưa
Việt Nam vào danh sách ưu tiên nhận ODA và có chính sách cho vay ưu đãi hơn…),
thành chữ “xin”. Ngu thế không biết!
Trong ngoại giao, chuyện nước này đề nghị nước kia quan tâm,
đáp ứng điều gì đó, là bình thường. Chẳng thể vin vào đó để cho rằng, bên đề
nghị là yếu thế. Càng không thể xuyên tạc thành xin xỏ để phỉ báng, xúc phạm quốc
gia thảm thương như kẻ ăn mày.
Cận cảnh lễ đón chính thức ông Võ Văn Thưởng (và Phu nhân)
diễn ra trang trọng tại đại sảnh Cung điện Hofburg ở Thủ đô Vienna, Áo, với sự
chủ trì của Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen và Phu nhân, thì biết,
nguyên thủ quốc gia Việt Nam được trọng thị như thế nào. Trọng thị dành cho ông
Võ Văn Thưởng cũng đích là dành cho Việt Nam vậy.
Trở lại câu chuyện ODA. Quốc gia nào trong giai đoạn phát
triển mà chẳng cần vốn. Việt Nam, sau bao nhiêu năm chiến tranh khốc liệt, càng
cần. Cần vốn thì vay. Vay chứ đâu có xin. Trong các nguồn vay có ODA, là vay có
điều kiện. Với một quốc gia, dù vay nhưng phải gắn với sự tôn trọng độc lập, chủ
quyền, tự chủ…Dù có từ “viện trợ”, nhưng ngoài điều kiện vốn đối ứng, nước tiếp
nhận ODA phải trả lãi, phí dịch vụ ngân hàng; đặc biệt là điều kiện công trình
phải do các tập đoàn, công ty nước viện trợ (chủ nợ) thi công…Vì thế, có thể hiểu
viện trợ ODA như một cách bán công nghệ của các quốc gia phát triển…Chưa hết,
nó còn còn là cách để các nước giàu mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi
cho họ, hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị…Nói cách khác, ODA chẳng phải là “bữa
trưa miễn phí” cho Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào!
Thế nên mới có chuyện, đáp lại đề nghị (“đề nghị”– chứ không
phải “xin”), ông tổng thống Áo quốc Van der Bellen không những hoan hỷ, hoan
nghênh việc “hai bên đang trao đổi về các khoản vay ưu đãi của chính phủ Áo”,
mong việc đó sớm thành hiện thực, để từ đó “sớm triển khai các dự án hợp tác
phát triển một cách bền vững…”; mà còn nhấn mạnh “Việt Nam là đối tác lớn nhất
của nước này ở Đông Nam Á…” như truyền thông quốc tế đưa rần rần, tràn ngập suốt
mấy ngày qua.
Nếu rẻ rúng Việt Nam, ông tổng thống Áo quốc hà tất phải
trân trọng, thịnh tình, cởi mở những lời gan ruột đến thế. Và nếu nghĩ, Áo quốc
chơi với “Nam quốc” chẳng được gì, sao ông này lại “vui vẻ nhận lời mời” sớm
thăm đất nước hình chữ S của ông Võ Văn Thưởng?
Một câu nữa thôi: Nếu đánh đồng “đề nghị” trong ngoại giao
như hành vi “xin xỏ”, đáng sỉ nhục của kẻ yếu thế, thì việc siêu cường số 1 như
Mỹ quốc nhiều lần “đề nghị” (nhấn mạnh - TG) muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam
thành đối tác chiến lược, mà vẫn chưa được Hà Nội gật đầu, là yếu thế chăng?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét