Trên các trang mạng xã hội, các
thế lực phản động đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bằng
luận điệu: “Từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản vì đó là then chốt của
chế độ dân chủ”. Chúng “lập luận” rằng: Do “vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng
sản Việt Nam” nên “song song với những công trạng họ lập được, Đảng Cộng sản đã
vấp phải quá nhiều sai lầm gây nên hậu quả thảm khốc cho cả nước”; “Đảng Cộng sản
chưa bao giờ chứng tỏ có khả năng quản trị đất nước”, “thể chế độc đảng toàn trị”
nên “xã hội không có tự do, dân chủ”… Chúng lấy quan điểm “dân chủ”, “nhân quyền”
tư sản để đồng nhất dân chủ với đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; Nhà nước
pháp quyền với thiết chế tam quyền phân lập; nhân quyền với tuyệt đối hóa quyền
của cá nhân rồi vu cáo Đảng ta là “độc tài, độc đoán, mất dân chủ”! Chúng lý sự
rằng, “chế độ một đảng lãnh đạo, cầm quyền là trái với nguyên tắc Nhà nước pháp
quyền”, “việc Đảng nắm quyền lãnh đạo đất nước là hành vi tiếm quyền, chiếm đoạt
thành quả của nhân dân”, “đã đến lúc Đảng Cộng sản Việt Nam nên chấp nhận đối lập”...
Cùng với đó, ở trong nước, một số kẻ nhân danh “tâm nguyện vì nước, vì dân” đưa
yêu cầu (thực chất là yêu sách) đòi Đảng Cộng sản Việt Nam “từ bỏ vị thế lãnh đạo”,
phải “thay đổi Cương lĩnh xây dựng đất nước”, phải “chuyển đổi thể chế chính trị”…
Và cuối cùng chúng khẳng định rằng, Đảng “không được sự ủng hộ của nhân dân”…
nên Đảng Cộng sản Việt Nam không thể lãnh đạo đất nước.
Rõ ràng, dù được ngụy trang bằng
những mỹ từ nào đi chăng nữa, bản chất và mục đích thật sự của những luận điệu
đó đều phục vụ âm mưu của các thế lực phản động, cơ hội chính trị nhằm xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện “đa nguyên chính trị”.
Về phương diện lý luận, vấn đề Đảng
Cộng sản cầm quyền trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là một trong những
nội dung quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nghiên cứu lịch sử đương đại, C.
Mác và Ph. Ăng-ghen chỉ ra rằng, trong các xã hội có giai cấp và đấu tranh giai
cấp, giai cấp nào giành được quyền lực nhà nước sẽ trở thành giai cấp thống trị
và thực hiện vai trò lãnh đạo đối với xã hội. Kế thừa những di sản tư tưởng
chính trị cơ bản đó trong điều kiện mới, V. I. Lênin đã phát triển và có những
luận điểm sâu sắc về vấn đề cầm quyền của Đảng Cộng sản, trong đó khẳng định, sự
lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội thành công. Nguyễn Ái Quốc khi đi tìm lời giải cho bài toán cách mạng
Việt Nam đã khẳng định: Cách mệnh trước hết phải có đảng cách mệnh. Suốt cuộc đời
cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyệt đối khẳng định sự cần thiết và
vai trò tiên quyết của nhân tố Đảng lãnh đạo và Đảng cầm quyền.
Về phương diện thực tiễn, Đảng Cộng
sản Việt Nam được tổ chức và hoạt động chặt chẽ theo tư tưởng, nguyên tắc của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đã lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước trong hơn 30 năm qua đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử, đưa đất nước vững bước trên con đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế.
Buông lỏng hoặc hạ thấp vai trò
lãnh đạo của Đảng là phạm sai lầm từ nguyên tắc, là thủ tiêu sức mạnh của nhà
nước và hệ thống chính trị, tạo điều kiện cho chủ nghĩa cơ hội nổi dậy “cướp
chính quyền”. Vấn đề cơ bản, quan trọng lúc này là phải không ngừng nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, không ngừng đổi mới, chỉnh đốn, bảo vệ Đảng,
để Đảng luôn có đủ uy tín chính trị và khả năng hoàn thành nhiệm vụ do lịch sử
giao phó.
Đại hội XIII của Đảng đã xác định
cụ thể: “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo
và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới”. Tiếp tục đổi mới tư duy lý
luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống các quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu
lý luận, cung cấp luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triển đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đó vừa là sự kiên
định lập trường chính trị đúng đắn, vừa biện chứng khách quan khoa học tư tưởng
chính trị của chúng ta hiện nay. Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi công dân trong xã hội
có sự giác ngộ sâu sắc về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì không chỉ mỗi người mà toàn xã hội
sẽ có tư tưởng chính trị vững vàng, tự ý thức trong việc nâng cao khả năng “tự
bảo vệ”, ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của tư tưởng ngoại lai đi ngược lý tưởng
xã hội, vô hiệu hóa các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch. Đại hội XII của
Đảng cũng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa
tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất
trong Đảng, đồng thuận trong xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền, học tập chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước phù hợp với từng đối tượng theo hướng cụ thể, thiết thực,
hiệu quả”. Đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục lý luận chính trị, học tập nghị
quyết của Đảng. Thực hiện nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới
cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là cấp
Trung ương; tiếp tục đổi mới hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận
chính trị theo hướng nâng cao chất lượng, chú trọng tính hiệu quả và phù hợp với
từng đối tượng. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là “mảnh đất màu mỡ” để
các thế lực thù địch đẩy mạnh “diễn biến hòa bình” chống phá nước ta trên các
lĩnh vực, nhất là lĩnh vực tư tưởng chính trị. Do vậy, đấu tranh chống “diễn biến
hòa bình” nói chung và chống các quan điểm sai trái, thù địch nói riêng trước hết
phải gắn với việc đẩy mạnh đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị.
Lập trường chính trị của chúng ta
là xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta mà chủ thể là Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ. Chủ thể xây dựng và
thụ hưởng thành quả của nó là nhân dân, chứ nhất thiết không thuộc về một nhóm
xã hội nào khác./.
DTH - NNTV
0 nhận xét:
Đăng nhận xét