Thời gian gần đây, dư luận tích cực trên không gian mạng bày tỏ bức xúc trước việc nhiều đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài thường xuyên lên mạng xã hội tung tin xuyên tạc, nói xấu đất nước, xúc phạm danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây rối an ninh chính trị. Điều đáng bàn ở đây là đại đa số những đối tượng phản động này đều còn trẻ. Trước khi quay lưng, phản bội Tổ quốc, họ từng là những trí thức trẻ, từng có thời gian là công chức, viên chức, công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị ở một số địa phương. Do bất mãn với tổ chức, non kém về tư tưởng chính trị, bị chủ nghĩa cá nhân chi phối, họ đã bị căn bệnh suy thoái tấn công. Từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, họ đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, biến mình trở thành những con rối cho các thế lực thù địch ở hải ngoại giật dây. Sau khi ra nước ngoài sống lưu vong, chúng trở thành những kẻ phản bội, càng ngày càng điên cuồng thực hiện các hành vi phản quốc.
Dù
chỉ là những thành phần cá biệt, nhưng thực trạng này cho thấy khi căn bệnh suy
thoái trẻ hóa, mức độ nguy hiểm đối với môi trường chính trị và đời sống xã hội
là vô cùng lớn. Hằng ngày, hằng giờ, chúng ra rả các luận điệu phản động trên
không gian mạng làm cho một bộ phận giới trẻ trong nước bị tác động, ảnh hưởng
bởi tư tưởng thù địch, dẫn đến dao động, bi quan, phai nhạt niềm tin.
Nhìn
rộng ra, sâu hơn những vụ án tham nhũng lớn được đưa ra ánh sáng công lý thời
gian qua, chúng ta thấy hành vi tham nhũng, suy thoái đều liên quan đến những
cán bộ có chức quyền. Cán bộ có chức quyền càng to, ảnh hưởng của suy thoái
càng lớn. Tuy nhiên, để đến lúc phải điều tra, xử lý thì đó là giải pháp “trị bệnh”.
Làm sao để cán bộ, đảng viên không “nhúng chàm” thì phải coi trọng “phòng bệnh”,
ngăn ngừa các mầm mống dẫn đến suy thoái ngay từ khi còn trẻ.
Biểu
hiện phổ biến của tình trạng trẻ hóa bệnh suy thoái là sự thờ ơ, bàng quan với
lợi ích dân tộc, chỉ tập trung lo kiếm tiền, không quan tâm đến các phong trào
hành động cách mạng, phong trào thi đua yêu nước, không thiết tha vào Đảng. Đối
với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trẻ thì đó là biểu hiện né tránh đấu
tranh, dĩ hòa vi quý, mũ ni che tai, tư tưởng cầu an, lười học chính trị, lười
nghiên cứu nghị quyết... Thực trạng này ở một bộ phận không nhỏ người trẻ đã được
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh, đó là “nhạt Đảng, khô Đoàn,
xa rời chính trị”. Khi một người trẻ bị hổng kiến thức lý luận chính trị, không
được bồi đắp tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đến nơi đến chốn thì đến lúc
anh ta giàu lên, rất dễ trở thành những “trọc phú” thời đại mới. Khi những “trọc
phú” ấy tìm cách “chui” vào hệ thống chính trị để thăng tiến thì nguy hại cho tổ
chức đảng, cho vận mệnh chính trị của đất nước là rất khó lường. Thực tế đã chứng
minh không ít người giàu có sau khi có chân trong hệ thống chính trị, hành vi
kiểu “trọc phú” của họ đã gây ra những hệ lụy phức tạp cho tổ chức. Đối với những
người trẻ “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”, từ suy thoái đạo đức, lối sống
đến suy thoái tư tưởng chính trị là khoảng cách rất mong manh. Nghị quyết Trung
ương 4, khóa XII đã nêu rõ: Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn,
thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với
các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng
và dân tộc...
Để
ngăn ngừa nguy cơ suy thoái trong giới trẻ, ngoài trách nhiệm của các đoàn thể,
tổ chức, thì trước hết mỗi bạn trẻ phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức,
nâng cao trình độ, hiểu rõ về lịch sử hàng ngàn năm của đất nước, cùng nhau góp
sức để đưa đất nước tiến lên, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác
Hồ hằng mong muốn, xứng đáng là thế hệ thanh niên mới nối truyền thống tự hào của
cha anh.
CĐT - H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét