Với tiêu đề "Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển
giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ"1;
''Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá
trình phát triển nhanh và bền vững"2, đã phản ánh rõ phương hướng, phương châm,
quan điểm phát triển khoa học và công nghệ của đất nước đến 2025 và những năm
tiếp theo.
Nội dung của định hướng phát triển khoa học và công nghệ
đã bao quát toàn diện các vấn đề về xác định vị trí, vai trò của phát triển
khoa học và công nghệ, xây dựng chiến lược, đổi mới thể chế, tổ chức và cơ chế
quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển một số ngành công nghiệp
mũi ngọn; chuyển giao ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh trọng yếu; phát triển nhân lực khoa học và công
nghệ; tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. Để đạt kết quả tốt
cần thực hiện tốt những vấn đề cụ thể dưới đây:
Thứ nhất, về
xác định vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ: Quán triệt
và thực hiện nhất quán chủ trương khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là
động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô
hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
của nền kinh tế.
Thứ hai, về
phát triển nhân lực khoa học và công nghệ, thực hiện tốt chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút,
trọng dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ nhất là các chuyên
gia đầu ngành, các nhân tài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đây là một định hướng hoạch định chính sách rất quan
trọng để xây dựng đội ngũ trí thức ở nước ta trong công cuộc đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội
nhập quốc tế đã và đang tạo ta cơ hội hết sức thuận lợi đối với nước ta. Chỉ với đội
ngũ trí thức có bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, có năng lực thích ứng
với với sự phát triển liên tục của cuộc cách mạng 4.0 thì mới bảo đảm cho khoa
học và công nghệ giữ vai trò là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản
xuất hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện mục tiêu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra. Xây dựng, tạo nguồn, nâng cao chất lượng đội ngũ tri thức
khoa học rất cần
thiết, để đạt được
cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
Một là; Cần
tập chung trí tuệ để kịp thời hoàn thiện quy hoạch nguồn nhân lực cho KHCN, coi
trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng những tri thức, những nhà khoa học đầu ngành
trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn, công nghệ trong các lĩnh vực
chủ chốt.
Hai là; Giải quyết hài hoà, tạo ra cơ chế phù hợp giữa KHCN và
GDĐT, sao cho hai lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ cả đầu ra lẫn đầu vào, tạo
điều kiện cho nhau cùng phát triển toàn diện, có chiều sâu cả về số lượng cũng
như chất lượng.
Ba là; Coi trọng
việc xây dựng chương trình, nội dung, đặc biệt tạo dựng phương pháp đào tạo
khoa học, bám sát thực tiễn, xu thế vận động của xã hội. Nội dung, chương trình
đào tạo đội ngũ trí thức KH&CN cần phải được nhận thức thống nhất, phải
được chuẩn hoá, hiện đại hoá phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực, đặc thù
từng địa bàn, xong cũng cần tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế, bám sát nhu cầu thị
trường.
Xây dựng quy trình kiểm định chất lượng khoa học,
tính ứng dụng, lưỡng dụng, đa dụng của các công trình KH&CN phù hợp để đảm
bảo tạo ra một đội ngũ cán bộ khoa học
trẻ có đạo đức, lòng yêu nước, chuyên môn, năng lực sáng tạo không thua kém các
quốc gia tiên tiến, phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Bốn là;
Tăng cường đầu tư, xây dựng các trung tâm công nghệ cao, các cơ sở đào tạo đạt
chuẩn quốc tế, đáp ứng mọi yêu cầu trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, từ đó mới có thể tạo ra môi trường sạch, điều kiện CSVC thuận
lợi cho hoạt động nghiên cứu sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN.
Năm là;
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế hợp tác và chính sách xã hội hoá công tác đào tạo
đội ngũ tri thức KH&CN, có cơ chế thu hút, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong
đào tạo, bồi dưỡng trí thức KHCN.
Thể hiện tư duy đổi mới, sáng tạo, kiên trì của Đảng cộng sản Việt Nam
trong nghị quyết Đại hội lần thứ XIII, đây chính là giải pháp tối ưu nhất trong
xu thế vận động, biến đổi không ngừng của thế giới đương đại đối với thực hiện
hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
NTL-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét