CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2024

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

 

Về vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo nghị quyết đã có sự xác định rõ, cụ thể hơn. Ngoài việc xác định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, văn kiện còn khẳng định là động lực then chốt để phát triển đất nước. Đây là sự phát triển tư duy của Đảng về vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của đất nước trong thời đại hiện nay.

Chiến lược phát triển đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước sẽ không thể thực hiện được nếu không chủ trọng đến xây dựng và phát triển giáo dục và đào tạo.

Văn kiện khẳng định Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế1.

Giáo dục và đào tạo phải được xác định là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến đào tạo con người, bởi con người là một tài nguyên đặc biệt toàn diện, nhất là trong thời đại ngày nay - con người với tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của mình cần được xác định một cách toàn diện đó là con người phải là nguồn lực của mọi nguồn lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên; vừa là chủ thể, vừa là khách thể, vừa là động lực, vừa là mục tiêu, giữ vị trí trung tâm, đặc biệt quan trọng trong các nguồn lực; giữ vai trò tuyệt đối, tối thượng quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Bên cạnh đó văn kiện cũng khẳng định, "Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước"1.

Đồng thời, nghị quyết đã đề cập làm rõ những định hướng và giải pháp đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình theo hướng hiện đại; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, sắp xếp lại các trường đại học; cao đẳng; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, thúc đẩy xây dựng xã hội học tập; chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đầu tư cho giáo dục và đào tạo; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; xây dựng và thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo cần phải hướng tới nền giáo dục suốt đời, giáo dục bằng mọi hình thức, xây dựng xã hội học tập, giáo dục đào tạo phải làm cho mỗi người phải trở thành người dạy, người kiến tạo...,

Những vấn đề hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của đất nước và tình hình thời đại hiện nay. Cần cụ thể hóa thêm một số nội dung đó là: Về đổi mới mục tiêu giáo dục cần xác định rõ vấn đề đổi mới mục tiêu giáo dục ở các cấp học, bậc học, ngành học cho phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển đất nước và những mục tiêu kinh tế - xã hội, QP-AN, VH-XH…., của từng địa phương, từng ngành, từng vùng kinh tế và từng lĩnh vực kinh tế.

Thực tế cho thấy việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước chỉ mang lại những hiệu quả mong muốn khi Nhà nước có những chính sách phù hợp như bổ sung, sửa đổi những chính sách về giáo dục và đào tạo không còn phù hợp; ban hành những chính sách mới phù hợp với sự phát triển của tình hình thực tiễn.

Trong quá trình thực hiện cần cụ thể hóa và hoàn thiện chính sách của nhà nước đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, gồm các vấn đề gắn với thực tiễn xã hội trong giai đoạn hiện nay và xu thế phát triển trong tương lai, đặc biệt là những chính sách mang tính chất ưu đãi như: chính sách đầu tư nghiên cứu dự báo sự phát triển của giáo dục và đào tạo; chính sách đào tạo cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo giáo viên; chính sách phổ cập nghề cho thanh niên; chính sách học bổng, chính sách học phí; chính sách lương và phụ cấp giáo dục; chính sách huy động các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp.

Đầu tư cho giáo dục; chính sách khuyến khích giáo viên đi nhận công tác ở các tỉnh miền núi vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng đặc thù và từng lĩnh vực đặc thù

Đặc biệt, cần chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giá trị tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc.., giải quyết toàn diện mối quan hệ giữa giáo dục tri thức với đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam, đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

NTL-H2



1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr. 136-137.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr 136-137.

 

0 nhận xét: