Trước
sự phát triển của mạng xã hội, kể cả báo giấy hay báo điện tử đều đang gặp
những khó khăn, thách thức chung. Thông tin trên mạng xã hội hết sức phong phú
đề tài, đa dạng thể loại, người dùng có thể liên tục cập nhật, quan sát, theo
dõi. Còn thông tin trên báo chí chính thống luôn phải chịu sự kiểm duyệt chặt
chẽ, đảm bảo tính chính xác, mọi thông tin đều phải có kiểm chứng và có trách
nhiệm. Như vậy, cuộc “chạy đua” giữa truyền thông xã hội và báo chí chính thống
liệu có cân sức? Báo chí liệu có bị mạng xã hội nuốt chửng, bị hụt hơi không
thể cạnh tranh và có còn giữ được vị thế của mình trước sức lấn lướt của mạng
xã hội? Làm thế nào để chung sống, phát huy được những quyền năng, những mặt
tích cực và tiện ích của internet, mạng xã hội, đồng thời hạn chế, xử lý được
những mặt tiêu cực rõ ràng là những thách thức lớn".
Thực tiễn cho thấy, chúng
ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển thần tốc, mạng xã hội
là thành quả của khoa học công nghệ. Thông tin độc hại, như bịa đặt xuyên tạc,
nói xấu, bôi nhọ,... là những thông tin mặt trái phải ngăn ngừa. Mạng xã hội
mang lại nhiều thông tin, với tính chất như là “báo chí công dân”, xuất hiện
mọi nơi, mọi lúc, mọi thông tin đều có thể đưa lên mạng. Internet và mạng xã
hội đã trở nên phổ biến, mang lại nhiều giá trị tích cực cho xã hội nhưng nó
cũng được ví như “con dao hai lưỡi” ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa
khó lường nếu sử dụng không đúng mục đích. Nếu đạo đức xã hội bị băng hoại, văn
hóa dân tộc bị tầm thường hóa, đánh mất bản sắc, an toàn xã hội bị đổ vỡ, thì
sẽ tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội; có nguy cơ dẫn đến mất phương
hướng lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin. Nhà báo có nhiệm vụ phản
ánh chân thực, khách quan những sự việc, hiện tượng xã hội. Nhờ đó, người đọc
được tiếp cận những thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Ấy
thế mà, thời gian gần đây, nhiều nhà báo lại không nhận thức được đúng vai trò,
nhiệm vụ của bản thân, liên tiếp có những suy nghĩ, hành động thiếu cẩn trọng,
vi phạm các chuẩn mực của đạo đức nghề báo nói riêng và đạo đức xã hội nói
chung. Các bài báo của họ vì mục đích kinh tế mà không từ các chiêu trò như
giật tít; thổi phồng, bóp méo, thậm chí là đưa tin sai sự thật để thu hút sự quan
tâm của bạn đạo.
Tiến sĩ Lê Doãn
Hợp, Nguyên Ủy viên Trung Ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT. Cho
rằng, để giải quyết thông tin xấu độc, chúng ta nên học tập thế giới, họ có 4
giải pháp cơ bản:
Thứ nhất, quản lý báo chí
trên môi trường mạng, khoa học công nghệ,... Cái gì báo chí chính thống không
theo kịp thì mạng xã hội sẽ bổ sung. Vì vậy báo chí truyền thống phải bám sát
đời sống.
Thứ hai, hệ thống pháp
luật phải hoàn chỉnh hơn, luật pháp phải tạo ra khung pháp lý ủng hộ người tốt,
thông tin tốt; nhưng ngược lại cũng phải răn đe người không tốt, xử lý người
xấu đưa tin xấu, độc.
Thứ ba là nâng cao dân
trí để phòng vệ trên mạng xã hội. Việc tìm hiểu thông tin trên mạng cũng phải
tự phòng vệ, trình độ khác nhau sẽ có những nhận thức khác nhau vì vậy nâng dân
trí sẽ là cách phòng vệ tốt nhất.
Thứ tư, mỗi cá nhân đều
phải có ý thức ngăn chặn cái xấu, phản bác cái xấu một cách có lý, có tình,
thuyết phục. Chúng ta không thờ ơ trước mạng xã hội nhưng nếu chúng ta không có
cách xử lý điềm tĩnh, trí tuệ, khoa học trước thông tin từ mạng xã hội thì cũng
không thể đẩy lùi được thông tin xấu độc.
Vì vậy, bám sát xã hội
mạng vừa ngăn chặn cái xấu, đồng thời khai thác cái tốt là định hướng để chỉ
đạo, quản lý dẫn dắt đất nước tiến bộ nhanh hơn trong môi trường cởi mở, đa
dạng, phong phú mà tôi nghĩ là phần ưu nhiều hơn.
ĐKH
0 nhận xét:
Đăng nhận xét