Những ngày vừa qua, trên
các phương tiện thông tin đại chúng như: VTVgo.vn, VOV; một số báo điện tử của
tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục đăng thông tin về “Đường dây chạy thương binh” tại
các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Từ kết quả điều tra, xử lý ban đầu nổi lên một số
vấn đề như sau:
Đường
dây làm giả hồ sơ thương binh do Tạ Thị Vân (trú tại phường Hưng Bình, Thành phố
Vinh) cầm đầu hoạt động từ khoảng năm 2012 đến cuối năm 2014. Tạ Thị Vân từng
là y tá trong quân đội, sau chuyển ngành; năm 2015 ly hôn chồng, ngày
20/10/2016 bị cơ quan chức năng bắt và truy tố về tội tham gia đường dây làm hồ
sơ thương binh giả; ngày 05/02/2018, TAND tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa xét xử Tạ
Thị Vân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tuyên phạt bị cáo 14 năm tù
giam. Tham gia đường dây của Tạ Thị Vân có khoảng 10 đối tượng tại 2 tỉnh Nghệ
An và Hà Tĩnh, đã nhận tiền “chạy” chế độ cho khoảng hơn 1200 người. Trong đó,
mỗi hồ sơ “chạy” thương binh với số tiền trung bình khoảng 30 triệu đồng. Mánh
khóe của các đối tượng trong đường dây là tạo niềm tin với nạn nhân bằng việc
giới thiệu mình có quan hệ quen biết với những lãnh đạo các cấp trong việc làm
chế độ chính sách; có thể “chạy” nâng hạng thương binh, chế độ thương binh, chất
độc da cam để được hưởng chế độ nhiều hơn. Tin lời kẻ xấu, nhiều cựu chiến binh
đã rủ nhau gom hồ sơ, tiền bạc cho các đối tượng trên; song, chờ đợi nhiều năm
nhưng không được hưởng chế độ chính sách như đã được hứa hẹn, nhiều người dân
đã tìm đến những người có liên quan để hỏi nhưng không được giải quyết nên đã
viết đơn tố cáo. Cơ quan chức năng đã rà soát phát hiện và tạm đình chỉ chế độ
đối với 569 trường hợp theo kiến nghị của thanh tra Bộ LĐ-TB&XH tại công
văn số 2259/TTr-NCC kể từ ngày 01/8/2018. Các trường hợp trên được xác định là
khai man, giả mạo giấy tờ hoặc không có tên trong danh sách quân nhân bị thương
(bản gốc) lưu tại đơn vị.
Qua
vụ việc trên cho thấy, các đối tượng đã lợi dụng sơ hở của pháp luật để làm những
hồ sơ thương binh giả nhằm trục lợi chính sách. Bộ LĐ-TB&XH đã làm việc với
UBND tỉnh Nghệ An trên tinh thần quyết tâm xử lý sai phạm. Để giải quyết triệt
để vụ án, Công an tỉnh Nghệ An đang tiếp tục điều tra làm rõ các đối tượng
trong đường dây “chạy” thương binh trên.
Để
thống nhất về nhận thức cho tất cả người dân và không để các thế lực thù địch,
phần tử cơ hội chính trị lợi dụng xuyên tạc, làm sai lệch bản chất sự việc, ảnh
hưởng trực tiếp đến bản chất, truyền thống, uy tín của Quân đội, gây hoàn nghi
trong xã hội. Cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội và người dân cần:
Tuyên
truyền, giáo dục nhằm thống nhất nhận thức cho mọi người về bản chất của vụ án.
Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, hành vi vi phạm pháp luật người có công với
cách mạng, tạo dư luận xấu trong xã hội; ngoài các bị can đã liên quan và các
hành vi tương tự, với quyết tâm chính trị rất cao trong đấu tranh, chống tham
nhũng, lãng phí và tội phạm.
Tăng
cường phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật góp phần nâng cao nhận thức, ý thức
chấp hành pháp luật nhà nước, kỷ luật của cơ quan, đơn vị. Làm tốt công tác quản
lý chính trị, nắm bắt tình hình tư tưởng nội bộ cơ quan, đơn vị mình. Cấp ủy,
chính quyền địa phương cần thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội theo
đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và quy định của pháp luật. Kịp
thời rà soát, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, không để xảy ra hành vi lợi dụng,
cố ý làm trái, tham ô, thiếu trách nhiệm gây ra vụ việc vi phạm pháp luật, kỷ
luật.
Tiếp
tục thực hiện nghiêm các quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo
chí; không bình luận theo các trang thông tin tiêu cực trên mạng xã hội. Cấp ủy,
chỉ huy cơ quan, đơn vị và toàn dân tích cực, chủ động đấu tranh phản bác các
thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, chống đối
chính trị lợi dụng vụ việc trên để xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước,
Quân đội.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét