Trong quá
trình đấu tranh, xây dựng thế giới quan khoa học, C.Mác, Ăngghen đã không thể không đấu tranh với các trào lưu tư
tưởng sai trái đương thời, trong đó có tư tưởng tôn giáo. Chính trong quá trình
đó, với việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác, Ăngghen đã lấy lịch sử để giải thích tôn giáo; đề cập
đến các vấn đề cơ bản về nguồn gốc, bản chất, tính chất, chức năng của tôn
giáo; lập trường, chức năng của tôn giáo; lập trường, phương pháp giải quyết
vấn đề tôn giáo của giai cấp vô sản; phê phán các trào lưu tư tưởng duy tâm tôn
giáo và các trào lưu tư tưởng sai lầm khác. C.Mác, Ăngghen khẳng định: tôn giáo là một hình thái ý thức xã
hội lạc hậu, phản ánh xuyên tạc hiện thực khách quan, biến lực
lượng tự nhiên, xã hội thành huyền bí và biến con người thành nô lệ cho nó. Các
ông chỉ rõ: “Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ không phải tôn giáo sáng tạo
ra con người”. Tôn giáo là “thuốc phiện” của nhân dân; là sự phản ánh và phản
kháng của con người đối với hiện thực. Cho nên, còn hiện thực khốn
cùng là còn cơ sở để nảy sinh tôn giáo.
Song, do nhiều lý do, tôn giáo chỉ được các ông nghiên cứu ở
góc độ thế giới quan gắn với đấu tranh giáo dục, còn góc độ văn hoá, đạo đức
của tôn giáo chưa được các ông đề cập nhiều.
Điều kiện
lịch sử mới, cho phép và đòi hỏi Lênin phải vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác một cách toàn diện trong đó có tư tưởng
về tôn giáo. Đó là, chủ nghĩa tư bản đang chuyển sang chủ nghĩa đế quốc,
vấn đề giành chính quyền đối với giai cấp vô sản đã đặt ra trực tiếp. Do đó,
Lênin đã bảo vệ, phát triển hiện thực hoá tư tưởng của C.Mác, Ăngghen về tôn giáo, được
thể hiện cụ thể trên những vấn đề chính sau đây.
Một là, tích cực truyền bá, làm sâu sắc thêm và chi tiết hoá quan điểm của C.Mác, Ăngghen về tôn giáo vào trong Đảng dân chủ xã hội
và phong trào công nhân Nga.
Trong các
bài nói, bài viết, Lênin luôn khẳng định tính đúng đắn của những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác về tôn giáo, tháng 12/1905, Người viết: “Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo”, đăng
trên Báo Đời sống mới; Trong đó các tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác về nguồn
gốc, bản chất của tôn giáo, thái độ của giai cấp vô sản đối với tôn giáo, lập
trường, phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo được Lênin đề cập rõ ràng chi
tiết. Tháng 5/1909, Người viết “Về thái độ
của Đảng công nhân đối với tôn giáo” đăng trên “Báo người vô sản, tháng 6/1909, Người viết “Thái độ của giai cấp và của các đảng
phái đối với tôn giáo và giáo hội” đăng trên báo Người dân chủ - xã hội, để tỏ rõ thái độ của mình đối với tôn giáo. Ở đây, Lênin tiếp
tục làm rõ tư tưởng của chủ nghĩa Mác về tôn giáo.
Trong quá
trình truyền bá đó, Lênin làm sâu sắc thêm và chi tiết
hoá nhiều vấn đề mà C.Mác, Ăngghen chưa có điều
kiện nghiên cứu.
- Về nguồn
gốc nhận thức của tôn giáo, theo Lênin: khả năng
xuất hiện tôn giáo nằm ngay trong phép biện chứng của quá trình nhận thức, nhận
thức phát triển theo đường xoáy ốc, ngoằn ngoèo; bất cứ một sự đơn giản phiến diện, xơ cứng, thẳng tuột nào cũng đều có thể dẫn đến chủ nghĩa duy tâm và
tôn giáo. Mặt khác, bí mật của tôn giáo chính là khi trừu tượng hoá để hình
thành cái chung trong tư duy, đã nảy sinh từ sức tưởng tượng “coi bản chất giới
tự nhiên khác với giới tự nhiên, bản chất con người khác với người”, biến cái
khác đó thành thượng đế.
- Bàn về
nguồn gốc xã hội của tôn giáo, Lênin khẳng định: “trong các nước tư bản chủ
nghĩa hiện nay, những nguồn gốc ấy của tôn giáo chủ yếu là những nguồn gốc xã
hội. Sự áp bức đối với quần chúng lao động về mặt xã hội, tình trạng có vẻ hoàn
toàn bất lực của họ trước những thế lực mù quáng của chủ nghĩa tư bản đang hàng
ngày, hàng giờ gây ra cho những người
lao động bình thường những nỗi thống khổ cực kỳ ghê gớm,
những sự đau thương thật là khủng khiếp, nhiều gấp nghìn lần so với những biến cố phi thường như chiến tranh, động đất…đó
là những nguồn gốc sâu xa nhất hiện nay của tôn giáo”. Bởi vậy, giải quyết vấn
đề tôn giáo phải xuất phát, gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp
vô sản, chư không phải thuần tuý tuyên truyền lý luận một cách trừu tượng.
Hai là, đề ra sách lược giải quyết vấn đề tôn giáo và hiện thực hoá trong quá
trình lãnh đạo cách mạng.
Trong hoàn
cảnh Đảng Dân chủ - xã hội đang tổ chức lực lượng để
giành chính quyền. Nga hoàng và các thế lực phản động lại lợi dụng tôn giáo để
chống lại, Lênin đã khẳng định
quan điểm mác-xít về thái độ lập trường, phương pháp giải quyết vấn đề tôn
giáo: giai cấp vô sản tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của
quần chúng, tôn giáo là việc tư nhân đối
với Nhà nước, chứ không phải là việc tư nhân đối với các đảng của giai cấp công
nhân. Người chỉ rõ: “Chúng ta đòi hỏi rằng, đối với Nhà nước mà nói, tôn giáo
phải là một việc tư nhân, nhưng đối với Đảng
của chính chúng ta, thì bất luận thế nào, chúng ta không thể coi tôn giáo là
một việc tư nhân được Nhà nước không được dính đến tôn giáo, các đoàn thể tôn
giáo không được tính đến chính quyền Nhà nước. Bất kỳ ai cũng được hoàn toàn tự
do theo tôn giáo mình thích, hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào, nghĩa là
được làm người vô thần, như bất cứ người xã hội chủ nghĩa nào cũng thường là
người vô thần. Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những công dân có tín ngưỡng tôn
giáo khác nhau đều hoàn toàn không thể dung thứ được… Nhà nước không được chỉ
bất cứ một khoản phụ cấp nào cho quốc giáo, cũng như cho các đoàn thể giáo hội”. Đối với đảng của giai cấp vô sản xã
hội chủ nghĩa, tôn giáo không phải là một việc tư nhân, Đảng ta là một tổ chức
gồm những chiến sĩ tiên phong và giác ngộ đấu tranh giải phóng giai cấp công
nhân … đối với chúng ta, đấu tranh tư tưởng không phải là một việc tư nhân, mà
là việc của toàn đảng, của toàn thể giai cấp vô sản”. Do đó các Đảng Cộng sản cần xác định vị trí của vấn đề tôn giáo trong
việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản; đoàn kết tập hợp quần chúng
không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo; không xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo, vạch trần sự lợi dụng tôn giáo của giai cấp thống
trị; sử dụng sức mạnh tổng hợp nâng cao giác ngộ, giáo dục vô thần, từng bước
giải phóng quần chúng ra khỏi áp bức của tôn giáo.
Trong quá
trình lãnh đạo cách mạng Nga, Lênin đã thành công trong việc tập hợp quần chúng
có tín ngưỡng tôn giáo vào công cuộc đấu tranh giành và giữ chính quyền Xôviết
non trẻ. Người đã đấu tranh không khoan nhượng với các trào lưu tư tưởng phi
mác-xít về tôn giáo; chống khuynh hướng “tả khuynh” vô chính phủ muốn đưa cuộc đấu
tranh chống tôn giáo lên trên cuộc đấu tranh chính trị theo kiểu Bi-xmác,
Đuy-rinh, Blăng-ki.
Lênin đã
sớm nhận ra và đấu tranh ngăn chặn xu hướng “tạo thần” và “tìm thần”. Sau khi
thất bại của Cuộc cách mạng 1905, nhiều người tham gia cách mạng trở nên hoang
mang, dao động tư tưởng. Trong xã hội, xuất hiện nhiều trào lưu “tìm
thần”, “tạo thần” mới. Về đại thể, các trào lưu này đều kết hợp phong trào xã
hội dân chủ với lòng tin tôn giáo, mang vào chủ nghĩa xã hội khoa học màu sắc
niềm tin tôn giáo. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng quần chúng, cản trở
đến tiến trình cách mạng Nga. Trong nhiều bài viết, Lênin đã phân tích sâu sắc
căn nguyên, tác hại của các trào lưu đó, thực chất của các tư tưởng này là các
“độc tố ngọt ngào nhất và được che đậy khéo léo nhất như những viên kẹo bọc bằng dù loại giấy màu sặc sỡ”. Chính những trào lưu “tạo thần”, “tìm thần” là sự biện
hộ cho thế lực phản động, trói chặt các giai cấp bị áp bức bằng cách làm cho họ
tin vào thần thánh của những kẻ áp bức; là một hình thức qua độ từ chủ nghĩa xã
hội sang tôn giáo và con đường nguy hiểm hơn nhiều so với tôn giáo nguyên sơ,
thô thiển. Do đó, phải giáo dục quần chúng, giúp họ phân biệt sự khác nhau cơ
bản giữa chủ nghĩa xã hội với tôn giáo, hướng dẫn quần chúng đấu tranh để tự
giải phóng mình chứ không phải chấp nhận, thảo
hiệp, thuần phục sự cố kết của thẩm quyền với thế quyền để nô dịch nhân dân lao
động.
Lênin đã đề
cập đên các hình thức, phương pháp giáo dục quần chúng để từng bước giải phóng
họ ra khỏi ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo. Theo Lênin, việc đoàn
kết, tập hợp rộng rãi lực lượng quần chúng để thực hiện sứ mệnh lịch sử của
giai cấp vô sản, xây dựng thiên đường trên trái đất là phương pháp quan trọng
nhất để giải quyết các thiên kiến tôn giáo. “Không một quyển sách tuyên truyền
nào sẽ tẩy trừ được tôn giáo trong đám quần chúng bị nhà tù tư bản làm cho đần
độn, bị lệ thuộc vào những thế lực phá hoại mù quáng của chủ nghĩa tư bản,
chừng nào mà đám quần chúng ấy vẫn còn chưa học tập đấu tranh một cách đoàn kết
nhất trí, có tổ chức, có kế hoạch, và có ý thức, chống lại các nguồn gốc ấy của
tôn giáo, chống sự thống trị của tư tưởng dưới tất cả mọi hình thức của nó”.
Lênin chỉ rõ: cần sử dụng tổng hợp tất cả các giải pháp để giải phóng họ ra khỏi
u mê tôn giáo. Người viết: “Điều cần thiết là phải cung cấp cho những quần
chúng ấy đủ các thứ tài liệu tuyên truyền vô thần, giới thiệu cho họ những sự
việc lấy trong mọi mặt sinh hoạt, thực tế, dùng mọi cách để làm cho họ hứng
thú, kéo họ ra khỏi sự mê muội tôn giáo, thức tỉnh họ từ mọi phía và bằng đủ
mọi phương pháp”.
Sau này,
những tư tưởng cơ bản đó của chủ nghĩa Mác - Lênin được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một cách tài tình, sáng
tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt
=Tia chớp=
0 nhận xét:
Đăng nhận xét