Sau khi
kết thúc Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, như thường
lệ các thế lực thù địch lại đăng tải các bài viết nhằm nói xấu, xuyên tạc Đảng
và Nhà nước. Trong khi Đài Á châu tự do đang mải mê tập trung các bài viết đòi
tự do cho Phạm Đoan Trang thì trên trang Facebook Việt Tân có những bài viết chống
phá những vấn đề liên quan đến Hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng. Cụ thể, ngày 10 tháng 10 trên trang Facebook Việt Tân đăng tải các bài viết
như: Hội nghị 13 kết thúc với nhiều đồn đoán về nhân sự và số phận Nguyễn Thanh
Nghị; Sóng gió ngầm trong hội nghị trung ương 13. Đây là hai bài viết đề cập đến
vấn đề nhân sự Đại hội 13 của Đảng mà xoay quanh nhân vật Nguyễn Thanh Nghị, nhằm
tạo tâm lý hoài nghi cho người dân, làm giảm lòng tin của quần chúng với Đảng.
Thật buồn cười khi các bài viết vừa đặt câu hỏi và tự đưa ra các phương án trả
lời, nghĩa là tự mình diễn trò cho mình xem. Câu hỏi mà bọn chúng đưa ra là: Tại
sao Nguyễn Thanh Nghị bị bốc khỏi Kiên Giang và không về một bộ phận nào khác ở
trung ương như Ban Tuyên Giáo, Ban Dân Vận, Ban Tổ Chức, Ban Kinh Tế, Ban Nội
Chính hay Mặt Trận Tổ Quốc mà trở về với vị trí cũ cách đây 5 năm ở Bộ Xây Dựng?
Sau đó Việt Tân cũng lại tự mình đưa ra 2 câu trả lời: 1 là, Nguyễn Thanh Nghị
về ghế thứ trưởng Bộ Xây Dựng coi như ngồi chơi xơi nước chờ đến tháng Hai,
2021, tức sau đại hội 13 sẽ về đảm nhiệm một chức vụ nào đó ở một tổng công ty
hay giảng dạy đại học. Coi như sự nghiệp chính trị của ông Nghị vì ông Dũng mà
đứt quảng. Hoặc cũng có thể đây là một hình thức ngồi chờ kỷ luật như Đinh La
Thăng về phó Ban Kinh Tế Trung Ương năm 2017. Nếu trường hợp này xảy ra, Nguyễn
Thanh Nghị có nguy cơ vào lò vì những sai phạm đất đai ở Kiên Giang mà cuộc
thanh tra vừa qua đã nêu lên và Nghị bị hình thức kỷ luật “kiểm điểm rút kinh
nghiệm.” 2 là, Nguyễn Thanh Nghị về làm thứ trưởng để chuẩn bị lên bộ trưởng Bộ
Xây Dựng trong chính phủ mới, tức con đường hoạn lộ của Nghị đi lên. Việc thực
hiện hai đáp án này tùy thuộc vào ai sẽ được bầu làm tổng bí thư trong đại hội
13. Nếu Nguyễn Phú Trọng ở lại thêm nửa nhiệm kỳ tổng bí thư trước khi giao lại
cho Trần Quốc Vượng, nhiều phần Nguyễn Thanh Nghị sẽ rơi vào câu trả lời số 1.
Còn nếu Nguyễn Xuân Phúc lên ghế tổng bí thư, phe chính phủ được củng cố, Nghị
có nhiều cơ hội ở vào câu trả lời số 2. Ngoài ra bọn chúng còn cho rằng Đại hội
13 sẽ là một đại hội nhiều sóng gió bất ngờ với những cuộc đấu đá trong bóng tối
mà cuộc thắng bại nào cũng mang lại bất hạnh cho dân tộc.
Thật buồn
cười khi nghe và xem những chiêu trò bàn tán, bình luận về nhân sự của Đại hội
13 của Đảng mà thấy giống những kẻ giả danh đeo kính đen, ngồi lề đường ngửa
tay xem bói cho thiên hạ, mà không biết số phận, tương lai của mình ra sao. Như
chúng ta đã biết, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII diễn
ra từ ngày 5 đến 9 tháng 10. Tại Hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương đã
bàn về: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2021; hoàn thiện các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; công tác
nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Hội nghị đã diễn ra theo đúng kế hoạch
và thành công tốt đẹp. Trong phiên họp bế mạc, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc, nêu rõ một số vấn đề cần
thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung
ương, như: Lấy lại đà tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền
vững; lấy ý kiến nhân dân, hoàn thiện dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng; xem
xét, giới thiệu nhân sự: Khách quan, công tâm.
Về vấn
đề nhân sự Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, xem xét
khách quan, công tâm, toàn diện. Kết quả đạt được rất tốt đẹp, thể hiện tinh thần
trách nhiệm cao, thống nhất rất cao với đề xuất của Bộ Chính trị. Việc đó đã được
Trung ương tiến hành bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự Trung ương khóa XII
tái cử và nhân sự mới lần đầu được dự kiến giới thiệu tham gia Ban Chấp hành
Trung ương khóa XIII (cả Ủy viên Trung ương chính thức và dự khuyết); bỏ phiếu
biểu quyết giới thiệu nhân sự Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII tái cử khóa
XIII và giới thiệu nhân sự mới lần đầu tham gia Ủy ban Kiểm tra Trung
ương khóa XIII. Như vậy, công tác nhân sự của Đại hội 13 của Đảng không giống
những gì mà Việt Tân đang và sẽ mất thời gian bàn luận, phán đoán vô ích.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét