Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng;
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị,
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị Thường trực Ban Bí
thư Trần Quốc Vượng cùng các đồng chí Đoàn Chủ tịch chụp ảnh lưu niệm với đại
biểu nữ tham dự Đại hội XIII của Đảng.
Hướng
tới kỷ niệm 44 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1977 - 8/3/2021), trên cơ sở kế thừa
và phát triển các bài viết đã được đăng tải trên các diễn đàn, tạp chí trong nước,
bài viết này xin được chia sẽ một số nội dụng cơ bản về sự hình thành, phát triển
và vận dụng của Đảng, Nhà nước ta trong nổ lực vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình
đẳng giới., hướng đến mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.
Có
thể khẳng định rằng: Phụ nữ xưa nay luôn là một nửa quan trọng của thế giới. Họ
mang lại nhiều vẻ đẹp và lưu giữ những giá trị cao quý của cuộc sống. Đời sống
của phụ nữ là một bộ phận của đời sống gia đình, xã hội. Người phụ nữ không
tách biệt với phần còn lại của thế giới, trái lại họ gắn liền và chi phối mạnh
mẽ đời sống gia đình và xã hội. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh, ngày nay quyền
của phụ nữ đã trở thành vấn đề được thừa nhận và trân trọng trên phạm vi toàn
thế giới.
Về
quyền phụ nữ và bình đẳng giới, nhiều văn kiện và văn bản pháp luật quốc tế đã
xác định và đề cao quyền của phụ nữ như Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ tất
cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ CEDAW năm 1979, coi đó như
là một trách nhiệm của văn minh thế giới. Ở Việt Nam, quyền của phụ nữ đã được
ghi nhận trong các bản Hiến pháp từ 1946 đến 2013 và cụ thể hóa những quy định
đó trong đời sống xã hội.
1.
Quyền phụ nữ và bình đẳng giới trong Hiến pháp Việt Nam
Trong
Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945, Chủ tịch Hồ Chủ
tịch đã trích những nội dung bất hủ trong các bản Hiến pháp của các nước dân chủ
Hoa Kỳ, Pháp: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng…”; “Người ta
sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng
về quyền lợi”. Sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Quốc hội
đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử lập hiến vào ngày 09 /11
/1946. Với những quy định trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam đã mở
đường cho tư tưởng nam nữ bình đẳng về quyền lợi trên mọi phương diện của đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và đã trở thành tư tưởng chủ đạo cho các bản
Hiến pháp sau này về quyền của phụ nữ.
Hiến
pháp 1959, tiếp tục khẳng định các quyền cơ bản của nhân dân, cũng như của phụ
nữ. Tại Điều 24 ghi nhận: “Phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền bình
đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và
gia đình. Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới.
Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và
sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ”.
Như
vậy, so với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 đã cụ thể hóa hơn các lĩnh vực mà phụ
nữ được hưởng quyền bình đẳng như nam giới. Đây có thể coi là sự trân trọng đặc
biệt mà pháp luật ghi nhận đối với vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Hiến
pháp 1980, tiếp tục ghi nhận và kế thừa những tư tưởng pháp lý về quyền của phụ
nữ tại các bản Hiến pháp trước đó. Đồng thời, tiếp tục làm rõ, bổ sung và khẳng
định, mở rộng quyền phụ nữ trong xã hội. Theo đó, các quyền của phụ nữ được khẳng
định trên mọi mặt của đời sống xã hội, chẳng hạn tại Điều 64: “…Hôn nhân theo
nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng…Nhà nước và
xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.” Theo quy định này,
lần đầu tư tưởng bình đẳng giới đã mở rộng không chỉ đối với người trưởng thành
mà còn đối với trẻ em.
Hiến
pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 còn có quy định nhằm nhấn mạnh những hành
vi áp bức, kỳ thị, phân biệt, đối xử với phụ nữ là xâm phạm đến các quy phạm được
pháp luật bảo vệ: “Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm
nhân phẩm phụ nữ…” (Điều 63). Như vậy, với các hành vi được liệt kê ở trên,
pháp luật ghi nhận quyền về nhân phẩm của phụ nữ, đồng thời như một lời cảnh
báo nếu ai đó xâm phạm quyền này, sẽ phải bị pháp luật trừng trị.
Hiến
pháp 2013, quyền con người, quyền công dân nói chung và quyền phụ nữ nói riêng
đã được khẳng định ở tầng cao hơn khi mà các nhà làm luật ở nước ta đã đưa
chương V Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân lên đặt trang
trọng ở Chương II. Theo đó, quyền phụ nữ, một bộ phận cấu thành và không thể
tách rời của quyền con người, quyền công dân lại một lần nữa được khẳng định và
đề cao. Ở ngay điều đầu tiên của Chương II đã ghi nhận quyền con người nói
chung, quyền phụ nữ nói riêng được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ chính
trị, kinh tế cho tới văn hóa, xã hội. Các quyền này được pháp luật và toàn thể
xã hội thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ.
2.
Sự vận dụng và phát triển của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền phụ nữ và bình
đẳng giới trong giai đoạn hiện nay
Trên
cơ sở quy định của Hiến pháp về quyền phụ nữ, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản
luật, văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa các quyền cơ bản của phụ nữ, nhằm bảo vệ
quyền phụ nữ tốt hơn, phát huy vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình, cộng
đồng và xã hội, hòa nhập chung với hệ thống pháp luật khu vực và quốc tế, phù hợp
với những cam kết về thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ mà Việt
Nam đã ký kết như Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Phòng chống bạo lực gia
đình năm 2007; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014… Việt Nam cũng là một trong
những quốc gia trên thế giới sớm phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về xóa bỏ
các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ - CEDAW (được Đại hội đồng Liên
Hợp quốc phê chuẩn và thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1979).
Tính
đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số Việt Nam ước tính là 97.757.118 người,
trong đó 48.951.987 là nữ giới, Việt Nam đã dần dần thu hẹp khoảng cách về giới
và nâng cao vị thế của phụ nữ, tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế nhằm
thúc đẩy việc bảo vệ quyền của phụ nữ. Đảng và Nhà nước luôn coi trọng việc đảm
bảo bình đẳng quyền của phụ nữ trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng với quốc
tế như hiện nay. Thực tế cho thấy, phụ nữ ngày nay “giỏi việc nước, đảm việc
nhà” trở thành một bộ phận không thể thiếu trong các ngành nghề, các lĩnh vực:
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Trong lĩnh vực chính trị, phụ nữ đảm nhận
nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của đất nước như lần đầu tiên ở nước ta có tới
03 nữ Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.
Tại
Đại hội XIII của Đảng vừa qua, tham dự Đại hội có 222 đại biểu là nữ, chiếm
13,99% tổng số đại biểu chính thức. Điều đó càng khẳng định rõ vị thế và vai
trò của Phụ nữ Việt Nam đối với tiến trình phát triển của đất nước trong thời kỳ
mới.
Tóm
lại, quyền phụ nữ và bình đẳng giới là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, đó cũng là mục tiêu của xã hội xã hội
chủ nghĩa mà nhân dân ta đang hướng tới. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trong suốt
quá trình lãnh đạo và quản lý đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nổ lực
vì sự tiến bộ của phụ nữ, theo đó vị thế của phụ nữ Việt Nam ngày càng được khẳng
định và nâng cao, sự cống hiến của họ cho đất nước ngày càng nhiều, những thành
tựu đó đã được bạn bè quốc tế ghi nhận./.
Hải Xồm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét