Tại
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn
2021 - 2030, Đảng ta khẳng định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá, con người Việt
Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ
Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hoá. Xây dựng, phát triển, tạo
môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước,
niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh
phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục
tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”[1].
Để thực hiện có hiệu quả định hướng trên, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh đến việc “xây
dựng và phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người việt nam”, đây là quan điểm
đúng đắn, nhất quán của Đảng, thể hiện bản chất ưu biệt và tính nhân văn cao cả
của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Vấn đề này được
Đảng xác định cụ thể trên một số nội dung sau:
Thứ
nhất,
tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ
giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị
gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Quan tâm chăm lo công tác giáo dục, bồi dưỡng
và bảo vệ trẻ em, thiếu niên, nhi đồng. Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng
tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho
các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên. Thực hiện những giải pháp đột phá nhằm
ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội
và các tệ nạn xã hội. Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong
truyền thống văn hoá Việt Nam. Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tôn
trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Từng bước vươn lên khắc phục các hạn
chế của con người Việt Nam; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết
chặt chẽ, hài hoà giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.
Thứ
hai,
có cơ chế, chính sách, giải pháp để xây dựng môi trường văn hoá thật sự trong sạch,
lành mạnh, cải thiện điều kiện hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Phát huy ý thức
tự giác của toàn dân xây dựng và thực hiện các chế tài, quy định, quy ước xã hội,
bảo đảm công bằng về cơ hội và thụ hưởng văn hoá. Khắc phục sự chênh lệch về
trình độ phát triển và đời sống văn hoá giữa các vùng, miền, các giai tầng xã hội,
đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số,
các khu công nghiệp... Khắc phục bệnh thành tích, bệnh hình thức, thực hiện các
chuẩn mực văn hoá gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh. Đề
cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Phát huy các nhân
tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng. Phê phán và ngăn chặn các
biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan. Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn
hoá trong lãnh đạo, quản lý. Chú trọng xây dựng môi trường văn hoá công sở lành
mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn; đẩy lùi bệnh quan liêu, bè phái, mất đoàn kết,
chủ nghĩa cơ hội và thực dụng. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, doanh nhân và
kinh doanh.
Thứ
ba,
tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả của các loại hình văn hoá, văn nghệ. Có
kế hoạch, cơ chế và giải pháp xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống dân tộc trong xây dựng con người,
phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng nâng cao giá trị tư tưởng, nghệ thuật, đồng
thời bảo đảm tự do, dân chủ trong sáng tạo văn học, nghệ thuật; khuyến khích những
tìm tòi mới làm phong phú thêm bản sắc văn hoá Việt Nam; hạn chế các lệch lạc,
các biểu hiện chạy theo thị hiếu tầm thường. Quan tâm, tạo điều kiện phát triển
văn hoá, văn nghệ của các dân tộc thiểu số. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật, tập hợp đông đảo văn nghệ sĩ tham
gia; khuyến khích tự do sáng tạo, thực thi quyền tác giả.
Thứ
tư,
khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp
văn hoá và dịch vụ văn hoá trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn
hoá Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị và thành tựu mới của văn hoá,
khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Gắn phát triển văn hoá với phát triển
du lịch, đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, gìn giữ
tài nguyên văn hoá cho các thế hệ mai sau. Xây dựng nền báo chí, truyền thông
chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Thực hiện tốt quy hoạch, phát triển hệ thống
báo chí, truyền thông. Sắp xếp ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh
gọn, chất lượng, hiện đại hoá. Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình
truyền thông, thông tin trên Internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm,
thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị -
xã hội, thuần phong mỹ tục.
Thứ
năm,
tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về văn hoá. Tăng cường đầu tư, khai
thác và phát huy tối đa các nguồn lực văn hoá đi đôi với đổi mới nội dung,
phương thức quản lý, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả; tăng
cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm hiệu quả đầu tư cao trong lĩnh vực văn hoá. Đổi
mới, hoàn thiện các thiết chế văn hoá từ Trung ương đến cơ sở, bảo đảm hiệu quả.
Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tham mưu trong
lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, nhất là cán bộ chủ chốt thực sự am hiểu về văn hoá,
có phẩm chất, bản lĩnh, năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Rà soát
toàn bộ hệ thống các trường đào tạo văn hoá, văn nghệ, đổi mới và hiện đại hoá
quy trình, nội dung, phương thức đào tạo để trong 5 - 10 năm tới khắc phục về
cơ bản sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá. Chủ động, tích cực hội
nhập quốc tế về văn hoá, xây dựng Việt Nam thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu
văn hoá quốc tế. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại phù hợp với thực
tiễn Việt Nam, đồng thời chủ động nâng cao sức đề kháng của các tầng lớp nhân
dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên đối với các văn hoá phẩm ngoại lai độc hại;
từng bước đưa văn hoá Việt Nam đến với thế giới.
Như
vậy, trải qua các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn kiên định mục tiêu: “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đó cũng là đặc trưng của xã hội xã hội chủ
nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng, thể hiện bản chất ưu việt, tính
nhân văn, nhân đạo cao cả./.
Hải Xồm-H3
[1] Đảng Cộng sản Việt
Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb CTQG ST, H.
2021, tr. 115-116
0 nhận xét:
Đăng nhận xét