Trong
thời gian vừa qua, cùng với sự vào cuộc nghiêm túc, quyết liệt của cấp uỷ,
chính quyền các cấp trong thực hiện các giải pháp ứng phó, ngăn chặn đại dịch
Covid-19, thì ý thức, tinh thần trách nhiệm và sự tự giác của mỗi cá nhân là yếu
tố quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh lan rộng.
Tuy
nhiên, các thông tin sai sự thật, thiếu tính cơ sở pháp lý của các đối tượng chống
phá đang lan tràn trên các trạng mạng xã hội gây nhức nhối trong nhân dân. Để
phòng chống nạn tin tức giả mạo, xấu độc trong đợt dịch Covid-19 này, thì “Công
tác tuyên truyền hiện nay rất quan trọng, làm sao cho người dân hiểu đúng, có
kiến thức về dịch bệnh và có thái độ ứng xử phù hợp để không tin vào những luận
điệu sai trái, những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, vững vàng, không hoang mang
xao động trước những thông tin bịa đặt.
Bên
cạnh sự tích cực vào cuộc của các cơ quan truyền thông thì chính mỗi người dân
cũng phải đóng vai trò tuyên truyền, định hướng cho những người thân của mình.
Người dân có hiểu biết, có kiến thức, khi tham gia vào không gian mạng sẽ luôn
là một “người tiêu dùng thông thái” biết lựa chọn “những sản phẩm tốt nhất” cho
mình”.
Trong
thời gian qua, tin tức giả, xấu độc, liên quan đến dịch Covid-19 xuất hiện liên
tục với tần suất dày đặc. Muốn chống lại tin tức giả, xấu độc, các nhà báo cũng
phải liên tục sàng lọc, kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau đồng thời
cung cấp thông tin chính thống có độ chính xác, tin cậy cao để phản bác lại những
thông tin xấu độc, sai sự thật. Trước “ma trận” thông tin giả, thông tin xấu độc,
độc giả cần tỉnh táo và “chấp nhận lùi lại một chút để có được cái nhìn khách
quan hơn về nguồn cung cấp thông tin”. Độc giả cũng cần tìm đến những nguồn thông
tin chính thống từ các cơ quan truyền thông có uy tín, đưa tin thận trọng,
khách quan “không gây hoang mang dư luận nhưng cũng không khiến người tiếp cận
thông tin chủ quan về dịch bệnh”.
Trước
những hoài nghi về việc liệu các cơ quan chính thống có tìm cách bưng bít thông
tin hay giấu dịch hay không. “Khi đặt câu hỏi nghi vấn, hãy đặt câu hỏi ngược lại
là bưng bít thông tin thì có lợi ích gì, và vì mục đích gì, nếu không trả lời
được câu hỏi đó, thì việc bưng bít là không cần thiết.
Trên
thực tế, cộng đồng quốc tế, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều đánh
giá cao sự công khai minh bạch thông tin của Việt Nam. Thậm chí, ngay khi có bất
kỳ ca nhiễm bệnh mới nào, chúng ta cũng đều công khai chi tiết thông tin. Tất cả
những gì chúng ta đã và đang làm là câu trả lời thuyết phục, thích đáng với những
kẻ luôn có định kiến rằng, những thông tin đến từ các cơ quan truyền thông
chính thống là giả mạo”./.
ĐTS-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét