Đấu tranh trên
không gian mạng (KGM) là một “mặt trận” quan trọng để bảo vệ Tổ quốc XHCN. Bởi
các thế lực thù địch, bao gồm phản động, cơ hội chính trị, xét lại lịch sử đã
và đang triệt để lợi dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
(công nghệ số, Internet) để ngày đêm tung ra những luận điệu xuyên tạc, bôi đen
chế độ ta, liên kết, hình thành các tổ chức đối lập, các thế lực “ngầm” để chống
phá Đảng, Nhà nước, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự tồn tại, phát triển
các trang “đen” và hoạt động xuyên tạc, kêu gọi biểu tình, kích động bạo lực chống
phá của chúng đã minh chứng cho nhận định này.
Nhận thức rõ tầm
quan trọng của cuộc đấu tranh trên KGM, Đảng, Nhà nước ta đã không chỉ coi trọng
công tác tuyên truyền, giáo dục mà còn tiến hành các biện pháp chính trị – pháp
lý để đấu tranh: Ban hành Luật An ninh mạng, thành lập các cơ quan, lực lượng
chuyên trách như: Ban chỉ đạo 94, lực lượng 47, Bộ Tư lệnh tác chiến KGM của Bộ
Quốc phòng; Cục An ninh mạng của Bộ Công an… Để góp phần vào cuộc đấu tranh
này, đã hình thành cộng đồng đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh
chống các luận điệu xuyên tạc trên KGM. Sự tham gia đó của người dân có ý nghĩa
rất quan trọng, đóng góp to lớn vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Song do tính tự phát, thiếu tổ chức và do nhiều nguyên nhân khác, nhất là trình
độ nhận thức chính trị, kinh nghiệm đấu tranh… dẫn đến hiệu quả chưa được như
mong muốn, còn nhiều bất cập, hạn chế, thậm chí nửa vời…
Trước yêu cầu mới
đặt ra, để sự tham gia đấu tranh của những người yêu nước chân chính trên KGM
đạt hiệu quả cao hơn, xin đề cập mấy vấn đề mang tính trao đổi, mong được mọi
người quan tâm, chia sẻ rộng rãi:
- Luôn nắm vững,
nhất quán với đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trong mọi
phát ngôn (bài nói, bài viết, Comment). Vì vậy, cần nghiên cứu tìm hiểu nắm vững
đường lối, chính sách, pháp luật. Làm được điều này, kẻ xấu sẽ không có đất để
xuyên tạc, quy chụp.
- Chấp nhận “dấn
thân”, xác định hy sinh lợi ích cá nhân vì lơi ích chung của Tổ quốc, vì sự
nghiệp cách mạng, cho dù có bị kẻ thù tìm mọi thủ đoạn đê hèn như mạ lị, khủng
bố…
- Nêu cao đoàn
kết, thống nhất, nhân ái, tương trợ giúp đỡ nhau trên tình giai cấp, tỉnh đồng
chí, đồng đội, bỏ qua những khác biệt đặc thù mang tính văn hoá vùng miền, địa
phương, cá nhân.
- Nhạy bén, cảnh
giác cao với những đánh phá phong trào yêu nước trên KGM, như:
+ Giả danh yêu
nước, dùng tiền, vật chất mua chuộc dưới mọi hình thức, biến thành tay sai của
chúng.
+ Giả danh yêu
nước dưới vỏ bọc sử dụng Avatar là hình ảnh biểu tượng cách mạng như hình lãnh
tụ, cờ Đảng, cờ Tổ quốc (cờ đỏ sao vàng) trong trang Facerbook cá nhân hoặc khi
Live Tream để lừa cộng đồng.
+ Rêu rao luận
điệu bảo vệ Đảng, chế độ XHCN, song cắt xén, xuyên tạc; dẫn bằng chứng thực
nhưng suy diễn làm sai lệch bản chất. Thực chất là ngụy tạo, bôi đen chế độ.
+ Vin lý do quy
định của luật pháp không cho phép thành lập hội nhóm để đánh phá các nhóm yêu
nước tự phát của những người yêu nước đích thực liên kết với nhau nhằm tạo sức
mạnh. Trong khi chúng lại ngấm ngầm liên kết chặt chẽ, hình thành các “tổ chức
đối lập” ngầm, có tổ chức chỉ huy, chỉ đạo, cung cấp tài chính, trang bị kỹ thuật
để hoạt động phá hoại. Đây là chiêu trò cực kỳ nguy hiểm…
- Có phương thức
đấu tranh hiệu quả:
+ Thực hiện “dĩ
bất biến, ứng vạn biến”. Không xa rời nguyên tắc chiến lược, đó là mụ tiêu cách
mạng, song luôn mềm dẻo, linh hoạt về sách lược, tuỳ đối tượng, hoàn cảnh cụ thể.
+ Dựa vào tổ chức
để đấu tranh. Đây là vấn đề mấu chốt bảo đảm cho sự thắng lợi, bởi không có tổ
chức thì không có sức mạnh. Tổ chức để chúng ta dựa vào là tổ chức đảng, chính
quyền, đoàn thể chính trị – xã hội. Chúng ta cần tranh thủ sự định hướng từ các
tổ chức chính danh đó, đồng thời đó là nơi chúng ta cung cấp thông tin khi phát
hiện các “dấu hiệu” phản động, cơ hội chính trị giúp các cơ quan chức năng xử
lý theo đúng quy định của pháp luật. Vì thế cấp ủy đảng, chính quyền đoàn thể
các cấp cần quan tâm thực sự đến cuộc đấu tranh của quần chúng yêu nước đích thực
trên KGM, có giải pháp bảo vệ người đấu tranh, có kênh trực tiếp hoặc gián tiếp
(đường dây nóng) để quần chúng kịp thời phản ánh.
+ Sử dụng ngôn
ngữ đấu tranh cần chọn lọc, bảo đảm tính khoa học, tính chính trị và văn hoá để
tránh kẻ thù quy kết, bởi cách mạng của chúng ta là “đạo đức và văn minh”./.
CĐT-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét