Công bằng xã hội vấn đề luôn được cả xã hội
quan tâm. Ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, ở một số quốc gia, vùng
miền khác nhau thì quan niệm và sự biểu hiện về công bằng xã hội
cũng được thể hiện một cách khác nhau.
Nhà xã hội học Pháp - E.Durkheim cho rằng: Xã
hội hiện đại chỉ ổn định khi tôn trọng công bằng xã hội. Còn John Rawls - nhà
xã hội học Mỹ lại cho rằng: Những bất công về kinh tế và xã hội phải được tổ chức
sao cho mọi người có thể chấp nhận được và bản thân chúng cũng phải được xem
xét trên cơ sở tính đến vị trí và chức năng của mỗi người. Qua đó, ông đưa ra
nguyên tắc “tối đa hóa cái tối thiểu” cho những người bị thiệt thòi, yếu thế
trong xã hội, ông coi đó là con đường tiến lên xã hội công bằng, là lý tưởng của
xã hội công bằng.
Trong “Phê phán cương lĩnh Gôta, công
bằng xã hội” C.Mác cho rằng: Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động
sẽ đảm bảo cho công bằng xã hội. Ông chỉ ra: Trong xã hội xã hội chủ
nghĩa, sau khi đã khấu trừ đi những khoản cần thiết để duy trì sản xuất, tái sản
xuất cũng như để duy trì đời sống của cộng đồng, toàn bộ số sản phẩm của xã hội
còn lại sẽ được phân phối theo nguyên tắc: Mỗi người sản xuất sẽ được nhận trở
lại từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu dùng trị giá ngang với số lượng lao động
mà anh ta đã cung cấp cho xã hội, sau khi đã khấu trừ số lao động của anh ta
trong các quỹ xã hội - Đây là một nguyên tắc phân phối rất công bằng, bởi ở
đây, tất cả những người sản xuất đều có quyền ngang nhau đối với việc tham dự
vào quỹ tiêu dùng của xã hội khi làm một công việc ngang nhau. Mặc dù vậy,
C.Mác cũng chỉ ra: Trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, sự phân phối công bằng
đó chẳng những chưa loại trừ được, mà vẫn còn hàm chứa trong nó sự chấp nhận một
tình trạng bất bình đẳng nhất định giữa các thành viên trong xã hội, bởi “với một
công việc ngang nhau và do đó, với một phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng
của xã hội thì trên thực tế, người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này
vẫn giàu hơn người kia, v.v.”[1]. Đó vừa là ưu việt, vừa là thiếu sót của
nguyên tắc phân phối theo lao động - một thiếu sót mà theo C.Mác, là không
thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Như vậy, phân phối theo lao động là một nguồn
gốc quan trọng đảm bảo công bằng xã hội. Hiện nay, dịch Covid-19 đang
bùng phát mạnh mẽ, do nguồn cung vắc xin phòng dịch khan hiếm, Đảng
và Nhà nước ta phải căn cứ vào đặc điểm, tình hình dịch bệnh;
nhiệm vụ cụ thể của từng vùng, từng địa phương, từng tổ chức, cá
nhân... để có sự phân bổ vắc xin một cách hợp lý. Với phương châm: Ưu
tiên những nơi đang có dịch, những nơi quan trọng, những người tuyến đầu
làm nhiệm vụ phòng, chống dịch... được tiêm trước. Đây cũng là thể
hiện sự phân công theo lao động nhằm bảo đảm công bằng xã hội. Chúng
ta cần nhận thức rõ vấn đề này, qua đó tích cực đấu tranh chống
lại các luận điệu sai trái, xuyên tạc phản động của các thế lực
thù địch đang lợi dụng dịch Covid-19 để chống phá nước ta hiện nay./.
ĐHQ-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét