Xuyên tạc thông tin là làm sai lệch bản chất của sự việc, hiện tượng là việc làm thường xuyên của các thế lực thù địch nhằm mục đích phá hoại cách mạng Việt Nam hiện nay. Họ dựa vào một số sự việc xảy ra trong đời sống xã hội để tìm cách thêm thắt, thổi phỏng, sự việc, làm sai lạc hoàn toàn bản chất của sự việc. Thủ đoạn này không mới nhưng thực sự nguy hại, bởi nó làm cho môi trường thông tin trở nên trắng - đen, thật - giả lẫn lộn, dẫn đến người đọc, nghe, xem khó phân biệt.
Trong khi cả nước
ta đang cùng nhau tập trung, gắng sức phòng, chống đại dịch Covid-19 với quyết
tâm rất cao, biện pháp quyết liệt, hiệu quả. Chiến lược vaccine được khẩn
trương triển khai tích cực, hiệu quả nhằm thực hiện tiêm vaccine miễn phí sớm
nhất, an toàn nhất cho người dân. Người lao động phải nghỉ việc, gặp khó khăn,
kể cả lao động tự do cùng các doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ đại dịch được Nhà nước,
cộng đồng hỗ trợ, giúp đỡ. Đặc biệt nhiệm vụ quan tâm chăm sóc người dân nơi
vùng dịch được đặt lên hàng đầu. Các chính sách hỗ trợ kịp thời về lương thực,
thực phẩm, tiền mặt… của Đảng, Nhà nước, các ngành các cấp, của cả cộng đồng khẩn
trương, kịp thời đến với nhân dân bằng tinh thần tất cả vì dân, kiên quyết
không để ai bị đói. Lực lượng y tế, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, chính
quyền các cấp, ban, ngành, đoàn thể… cùng nhiệt huyết, khẩn trương, quyết liệt
vào cuộc. Trong khi đó, với bản chất xấu xa không hề thay đổi, các thế lực thù
địch, phản động, bất mãn, cơ hội chính trị tìm mọi thủ đoạn xuyên tạc, chống
phá cuộc chiến đấu phòng, chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam. Chúng trắng trợn
bịa đặt, cố tình đưa thông tin sai trái; lợi dụng một số sai sót trong phòng,
chống dịch của Việt Nam để xuyên tạc, thổi phồng với dụng ý xấu. Xin đơn cử như
vừa qua, YouTube Việt Tân đã phán xằng bậy rằng: trong phòng, chống dịch
Covid-19 “Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hoàn toàn bất lực” và vu khống “họ
hoàn toàn không quan tâm gì đến người dân sống khổ sở trong thời đại dịch ra
sao? Chỉ nghĩ làm sao moi tiền dân bằng mọi cách…”. YouTube Việt Tân còn trắng
trợn bịa đặt “Nhìn sang Việt Nam mà lo, chỉ thương cho đồng bào, chưa chết vì dịch
thì nhiều người đã có khả năng chết vì đói. Suốt mùa dịch người dân chả nhận được
sự hỗ trợ nào của Nhà nước thì chớ, lại còn bị bóp họng bắt phải đóng góp tiền
mua vaccine”. Rồi cuối cùng cái đuôi cáo của YouTube Việt Tân cũng lòi ra “Chỉ
thương cho người Việt mình còn phải tiếp tục chịu đựng cái Đảng cầm quyền bất lực,
tham lam, tàn ác, phi nhân này cho đến bao giờ”. Thật là bất nhân khi nói
“thương cho người Việt mình” mà lại lợi dụng dịch để chống phá sự nghiệp cách mạng
và cuộc sống của nhân dân Việt Nam. Chúng đã lộ rõ cuồng vọng muốn xóa bỏ Đảng
cộng sản Việt Nam khi Đảng đang tập trung cao độ, dồn hết sức lực, trách nhiệm,
tình cảm lãnh đạo, chỉ đạo đất nước phòng, chống dịch vì sự bình yên, hạnh phúc
của nhân dân.
Hay ngày
20-8-2021, sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ thị tăng cường các lực
lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh Nam bộ,
trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện những bài viết xuyên tạc khi cho rằng
quân đội là chỉ phải canh gác bảo vệ biên giới, rằng đối diện với công an, quân
đội là dân chứ có phải là giặc đâu mà cầm súng giương nòng lên, rằng cho quân đội
vào là để trấn áp dân ra đường.
Đó thật sự là
những luận điệu xuyên tạc của những người không chỉ bất nhân mà còn độc ác, bởi
họ chỉ mong chúng ta sẽ thất bại trong chống dịch để xã hội bạo loạn, người dân
lầm than…Xem xét các thông tin mà một nhóm người chuyên tạo dựng và được hỗ trợ
bởi một số trang báo mạng thì thấy: Thứ nhất, hầu hết các thông tin đều ở dạng
“mập mờ”, thiếu căn cứ, nên người đọc muốn kiểm chứng cũng khó. Những người thường
xuyên đọc báo, tiếp nhận thông tin thì đều nhận thấy không thể tin tưởng vào
người đã viết ra bài báo như trên và cũng không thể tin tưởng vào những thông
tin do các nhân vật có tên trong bài báo cung cấp. Thứ hai, thông tin trong các
bài viết đều được thực hiện kiểu dẫn dắt vòng vo, thông tin không rõ ràng, sự
việc nọ gắn vào sự việc kia, mục đích là nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam xuyên tạc
vai trò của Nhà nước, phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây là cách
làm phổ biến của những người chuyên lắp ghép thông tin và lại được hỗ trợ đắc lực
bởi các trang mạng xã hội, nhất là các trang như Youtube, Facebook... hoặc các
trang báo mạng như BBC, VOA... và các trang blog cá nhân. Những thông tin xuyên
tạc sự thật một cách trắng trợn, kèm những hình ảnh cắt ghép lộ liễu, thế nhưng
người đọc những lời bình trong các clip ấy vẫn vô tư “lải nhải”, hệt như não bộ
của họ đã được lập trình giống robot. Rồi từ những lập luận của mình, họ suy
đoán sắp tới Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ làm như thế này, như thế kia và đối tác
sẽ hành động như thế này, như thế kia… tựa hồ trên thế giới chỉ có họ mới là
người nắm được thông tin và hiểu biết tất cả. Sự ngộ nhận chủ quan, kết hợp với
sự tha hóa đạo đức của một số người đã tạo ra những thông tin méo mó, hoàn toàn
sai sự thật, khiến người nghe, đọc, xem mất thời gian để nghi ngờ, tìm hiểu, điều
tai hại hơn, nó làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước,
doanh nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, gây bất ổn trong xã hội. Thứ
ba, điều cốt yếu của thông tin là tính trung thực và nguyên tắc là giải quyết đầy
đủ các câu hỏi thông thường, như: Ai? Cái gì? Bao giờ? Ở đâu và như thế nào? Những
người cung cấp thông tin nghiêm túc đều lấy việc giải quyết các câu hỏi trên
làm trọng, song những người chuyên xuyên tạc, lắp ghép thông tin, họ lại không
tôn trọng những nguyên tắc cơ bản đó mà thường lấp liếm, tránh né các câu hỏi,
nhằm vào hai mục đích là tạo vẻ “bí mật” của thông tin và khơi gợi trí tò mò của
người đọc, nghe. Từ đó, họ hướng người đọc, nghe đến những thông tin sai lệch về
đường lối lãnh đạo của Đảng, hoặc là việc xây dựng, duy trì hệ thống pháp luật
của Nhà nước... Vì vậy, thông tin của họ thường không có đầu, không có cuối,
không có chỉ dẫn, không xác định về không gian, thời gian.
Đấu tranh và loại bỏ những loại thông tin như
trên ra khỏi đời sống xã hội, tạo môi trường thông tin trong sạch là việc làm rất
cần thiết đòi hỏi mỗi tổ chức, cá nhân cần thực hiện một số yêu cầu sau:
Một là, mỗi người
đọc, nghe phải “tĩnh tâm” để nhận biết thật - giả khi tiếp nhận thông tin. Các
thông tin (bài viết, nói, đoạn video clip...) mập mờ về địa chỉ, nhân vật,
không gian, thời gian, cung cấp thông tin dạng một chiều, vv. đều có dấu hiệu của
sự giả tạo, lừa bịp.
Hai là, trước
những thông tin có dấu hiệu xuyên tạc, trái chiều, các cơ quan chức năng cần
nhanh chóng công bố thông tin chính thống để phản bác lại thông tin bịa đặt,
góp phần định hướng dư luận.
Ba là, các cơ
quan chức năng cần vào cuộc, điều tra, xử lý các đối tượng tung tin bịa đặt và
cả các đối tượng tiếp tay cho sự bịa đặt ấy lan truyền trong xã hội theo quy định
của pháp luật Việt Nam.
Bốn là, cần
tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục để mọi tầng lớp nhân dân nhận
rõ âm mưu, thủ đoạn của những người chuyên xuyên tạc thông tin, từ đó cảnh
giác, đề phòng.
Luật pháp Việt
Nam cho phép mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, nhưng không có nghĩa là được
cung cấp thông tin bừa bãi, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, xâm phạm lợi ích của
cá nhân, cũng như tập thể. Vì vậy, các hành vi xuyên tạc thông tin đáng phải
lên án, đồng thời phải bị xử lý theo pháp luật./.
NBL-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét