Không chỉ là người sáng lập ra chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nguyên lý xây dựng chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, trong đó có vấn đề tính tất yếu phải bảo vệ Đảng.
C.Mác
và Ph.Ăngghen là những người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, lãnh tụ vĩ đại
của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; đồng thời là những người đầu tiên
sáng lập ra chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân. C.Mác và Ph.Ăngghen đã
có những cống hiến vô giá trong việc đề ra tư tưởng đặt nền móng cho sự hình
thành và phát triển của các Đảng Cộng sản trên toàn thế giới. Hai ông cũng là
người đầu tiên đặt vấn đề phải bảo đảng rất sớm, trong Ăng-ghen gửi Bê-bên, 14
tháng mười một 1879, Ph.Ăngghen đã viết: “Anh cũng biết rằng Mác và tôi, từ khi
có đảng, đã tự nguyện nhận lấy việc bảo vệ đảng chống lại các kẻ thù bên ngoài,
và đổi lại, chúng tôi chỉ đòi hỏi ở đảng có một điều: yêu cầu đảng đừng phản bội
lại bản thân mình”(1).
V.I.Lênin
kế thừa di sản tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, sáng tạo học thuyết về chính đảng
kiểu mới của giai cấp công nhân trong điều kiện cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,
chủ nghĩa tư bản đã bước vào giai đoạn phát triển cao - từ giai đoạn tự do cạnh
tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Không những vậy, sau khi Ph.Ăngghen mất,
những người đứng đầu của Quốc tế II và các Đảng dân chủ - xã hội ở Tây Âu đã xét
lại chủ nghĩa Mác, từ bỏ những nguyên lý cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa Mác, cắt
xén chủ nghĩa Mác, chủ trương đưa phong trào công nhân đấu tranh đòi những cải
cách cục bộ mang tính chất cải lương, không nhằm mục tiêu lật đổ giai cấp tư sản
và chủ nghĩa tư bản. Họ đã biến Quốc tế II và các đảng dân chủ - xã hội thành
những đảng cải lương, hoàn toàn mất tính giai cấp và tính chiến đấu của Đảng
cách mạng của giai cấp công nhân.
Vấn
đề có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản là phải
đập tan chủ nghĩa cơ hội, xét lại, bảo vệ sự trong sáng của học thuyết Mác trên
các lĩnh vực, trong đó có học thuyết về Đảng, xây dựng các Đảng Cộng sản thực sự
là chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân. Nhiệm vụ lịch sử vĩ đại đó đã
được V.I.Lênin hoàn thành một cách xuất sắc, trong đó có vấn đề bảo vệ chính đảng
cách mạng của giai cấp công nhân. Vì vậy, trong bài “Tiếng nói” của phái thủ
tiêu chống đảng”, viết ngày 11 (24)/3/1910, in khoảng giữa ngày 12 ‐ 16 (25 ‐
29)/3/ thành tờ riêng trích trong báo “Người dân chủ ‐ xã hội”, số 12,
V.I.Lênin khẳng định: “Tất cả những ai tha thiết với sự tồn tại của Đảng công
nhân dân chủ ‐ xã hội Nga, hãy đứng lên bảo vệ đảng!” (2). Tiếp đó, trong Hội
nghị ban biên tập mở rộng của báo “Người vô sản”, trong mục “Nhiệm vụ của những
người bôn-sê-vích trong Đảng”, V.I.Lênin chỉ rõ cách thức tham gia bảo vệ đảng
của những người Bôn‐sê‐vích đó là: “Để bảo vệ đảng và tính đảng, điều đã được
xác định hoàn toàn rõ ràng, một mặt, là sự phân định ranh giới giữa đảng với các
phần tử được lôi cuốn vào đảng vì các điều kiện đặc biệt của cuộc cách mạng dân
chủ ‐ tư sản, mặt khác, là sự đoàn kết hơn nữa của những người dân chủ ‐ xã hội
cách mạng”(3).
Trong
tác phẩm “Tiến tới thống nhất” bàn về những vấn đề đấu tranh bảo vệ đảng, đoàn
kết tất cả các lực lượng trong đảng, V.I.Lênin viết rằng, ách thống trị của thế
lực phản động và tình trạng những tư tưởng phản cách mạng hoành hành, cũng như
sự cần thiết phải bảo vệ chủ nghĩa Mác, - chủ nghĩa xã hội duy nhất khoa học, -
đó là nguyên nhân khiến cho những công nhân giác ngộ hướng vào việc củng cố sự
thống nhất của đảng. Tình trạng phân tán và thủ công ngự trị trong các tổ chức
đảng ở địa phương trong nước Nga đã chỉ cho công nhân thấy rằng không thể đẩy
công tác thực tiễn lên được nếu không đoàn kết được các lực lượng, nếu không lập
ra một trung tâm lãnh đạo. V.I.Lênin nhấn mạnh rằng chỉ có thể tập hợp các lực
lượng của đảng lại trên cơ sở liên minh giữa phái bôn‐sê‐vích với những người
men‐sê‐vích ủng hộ đảng, với điều kiện duy trì phái bôn‐sê‐vích và kiên quyết đấu
tranh chống bọn thủ thủ tiêu và bọn triệu hồi.
Theo
V.I.Lênin, trong điều kiện kẻ thù chống phá điên cuồng, bảo vệ đảng không chỉ bằng
lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động quyết liệt, kết hợp cả cả hợp
pháp và bất hợp pháp trên thực tế: “Trong số những người dân chủ ‐ xã hội hoạt
động hợp pháp của chúng ta, ai thật sự là người bảo vệ đảng trên thực tế, chứ
không phải chỉ trên lời nói, ai thật sự hiểu được những điều kiện công tác mới
đã nói trên và việc kết hợp những điều kiện ấy với những nhiệm vụ cũ của Đảng
dân chủ ‐ xã hội cách mạng, ai chân thành sẵn sàng làm việc để thực hiện những
nhiệm vụ đó, những nhóm nào thật sự sẵn sàng đặt quan hệ vững chắc về mặt tổ chức
với đảng, - điều đó chỉ có thể xác định được tại địa phương, ngay trong tiến
trình công tác bất hợp pháp hàng ngày”(4). Vì vậy, V.I.Lênin yêu cầu: “Đối với
giai cấp vô sản, một nhiệm vụ sơ đẳng, được đề ra một cách cấp thiết, là bảo vệ
đảng của mình, đảng vô sản, một đảng vừa thù địch cả với thế lực phản động, lại
vừa thù địch cả với chủ nghĩa tự do phản cách mạng”(5).
Không
những vậy, V.I.Lênin còn chỉ rõ nhiệm vụ bảo vệ đảng là hết sức nặng nề và lâu
dài đối với giai cấp công nhân. Vì vậy, trong bài viết Ý nghĩa lịch sử của cuộc
đấu tranh nội bộ đảng ở Nga, viết cuối tháng Chín ‐ tháng Mười một năm 1910,
V.I.Lênin nhấn mạnh: “Nhiệm vụ này không phải là dễ dàng, bởi vì tất cả gánh nặng
của những sự khủng bố kinh tế và chính trị, toàn bộ sự thù ghét của phái tự do ‐
do chỗ địa vị lãnh đạo của họ đối với quần chúng trong cách mạng đã bị Đảng dân
chủ ‐ xã hội tước mất ‐ đều trút hết vào giai cấp vô sản”(6).
Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về đảng
cộng sản vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Phong trào yêu nước là nhân tố quan trọng quyết định nét độc
đáo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc điểm này giúp cho Đảng Cộng sản Việt Nam vừa
vững vàng trên nguyên tắc, vừa mềm dẻo trong sách lược để lãnh đạo cách mạng Việt
Nam cũng như trong xây dựng Đảng, cho phép Đảng ta giải quyết tốt mối quan hệ giữa
dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, tránh được những sai lầm biệt phái, “tả
khuynh”, bảo đảm cho Đảng không chỉ là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân
mà của cả dân tộc Việt Nam; đồng thời, cũng đặt ra đối với công tác xây dựng Đảng
phải thường xuyên giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng
và thường xuyên phải bảo vệ đảng.
Về
vấn đề này, trong Bài nói tại hội nghị nghiên cứu lịch sử đảng của Ban Tuyên
giáo Trung ương, ngày 28/11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tính tất yếu
phải bảo vệ đảng: “Đảng ta là một tập thể lớn, tư tưởng nhất trí, hành động nhất
trí. Mỗi đảng viên phải bảo vệ Đảng và mọi chủ trương, chính sách của Đảng”(7).
Đảng ta là đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc; thành phần vào Đảng
không thuần nhất mà tập hợp nhiều giai tầng khác nhau. Do đó, mỗi đảng viên
mang trong mình tư tưởng, lập trường giai cấp, thái độ chính trị khác nhau, nhất
là đảng viên không xuất thân giai cấp công nhân: “Trong xã hội còn giai cấp,
thì người ta ai cũng có giai cấp và giai cấp tính”. Người giải thích và dẫn chứng
lời dạy của V.I.Lênin để khẳng định tính tất yếu phải bảo vệ đảng: “Vì họ không
phải từ giai cấp vô sản mà ra. Lênin thường nói: Đảng viên công nhân sẵn có
tính tự nhiên của giai cấp vô sản. Vậy nên những đảng viên xuất thân từ giai cấp
khác ắt cũng sẵn có tính tự nhiên của giai cấp đó. Tuy ngày nay họ đã theo tư
tưởng cách mạng, nhưng dù sao cũng còn vương ít nhiều vết tích tư tưởng, ý thức,
tập quán không cách mạng”(9); và những người đảng viên này: “Đi theo Đảng chưa
phải là một lòng với Đảng. Chim âu đi theo tàu thủy, nhưng không phải nó cùng
chung một mục đích với tàu; nó theo tàu vì nó muốn tìm món ăn...”(10).
Sự
cần thiết phải bảo vệ Đảng ta theo Hồ Chí Minh không những xuất phát từ đặc điểm,
quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn xuất phát từ âm mưu, thủ đoạn
của kẻ thù. Luận giải vấn đề này, trong Bài nói chuyện về bản Tổng cương và Điều
lệ của Đảng tại Hội nghị Trung ương chuẩn bị cho Đại hội lần thứ II của Đảng,
ngày 10-5-1950, Người khẳng định: “Vì đảng viên trình độ còn kém, ai nói hay
nghe lời ai thì dù có sai đường lối của Đảng cũng cho là đúng, nên phải chống
xu hướng sai lầm. Cần chú ý: cái gì trái với đường lối của Đảng thì nhất định
phải phản đối. Bọn đế quốc phản động tìm hết cách để phá cách mạng, chúng cho
người chui vào Đảng làm gián điệp, cố leo lên cơ quan lãnh đạo để phá từ trong
phá ra, nên đảng viên cần tỉnh táo đề phòng”(11).
SỰ
VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG THỜI KỲ MỚI
Đảng
Cộng sản Việt Nam ngay từ ngày thành lập đã được Hồ Chí Minh khẳng định là một
Đảng kiểu mới - Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam, mang bản chất của giai cấp công nhân. Đảng luôn luôn lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động. Nhận thức sâu sắc về nguy cơ phân liệt, tan rã về chính trị, tư tưởng và
tổ chức, từ rất sớm, Đảng ta đã thấy rõ tính tất yếu và luôn chủ động đề ra chủ
trương phải bảo vệ đảng. Vì vậy, trong Văn kiện chính thức: Phong trào công
nhân (Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương), tháng 10/1930, Đảng ta
chỉ rõ: “Giải thích cho công nhân mục đích và đường lối của Đảng Cộng sản trong
các vấn đề liên quan đến cuộc sống của công nhân và thái độ đối với các sự kiện
lớn diễn ra trong nước. Giải thích cho họ rằng, Đảng Cộng sản là Đảng của họ,
vì vậy họ cần phải bảo vệ Đảng”(12).
Nhận
thức về tính cấp bách phải bảo vệ Đảng trong điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam nắm
chính quyền, trong Báo cáo về việc sửa đổi điều lệ Đảng của ban chấp hành trung
ương Đảng Lao động Việt Nam ở đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, do đồng
chí Lê Đức Thọ trình bày, ngày 6/9/1960, đã khẳng định trách nhiệm của đảng
viên bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào phải bảo vệ Đảng: “Bất cứ trong
tình hình nào, nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi đảng viên là phải bảo vệ Đảng, bảo
vệ vai trò lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng, tỉnh táo đề phòng và kiên
quyết đấu tranh chống mọi mưu đồ đả kích hoặc làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng
bất kỳ trên lĩnh vực nào, và núp dưới hình thức nào”(13). Cụ thể hóa Nghị quyết
và Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, chỉ trong 2 năm Đảng ta liên tiếp
ra 2 Chỉ thị: Số 68-CT/TW, ngày 19/11/1963 của Ban Bí thư về việc “Mở cuộc vận
động nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật; làm tốt
công tác thẩm tra chính trị và cải tiến công tác quản lý đội ngũ cán bộ, đảng
viên để bảo vệ Đảng” (gọi tắt là cuộc vận động bảo vệ Đảng) và Chỉ thị Số
90-CT/TW, ngày 1/3/1965, của Ban Bí thư về việc “Mở cuộc vận động nâng cao tinh
thần cảnh giác cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, làm tốt công tác thẩm tra
chính trị và cải tiến công tác quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên để bảo vệ đảng”
(gọi tắt là cuộc vận động bảo vệ đảng). Điều này cho thấy, Đảng ta không một
phút lơi là nhiệm vụ bảo vệ đảng; đồng thời, luôn coi “Bảo vệ Đảng là công tác
thường xuyên, luôn luôn gắn chặt với các mặt công tác xây dựng đảng trong mọi
giai đoạn cách mạng, để bảo đảm cho tổ chức của Đảng được trong sạch và vững mạnh”(14).
Bước
sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, trước tình trạng: “Chưa quan tâm đúng mức đến công
tác bảo vệ Đảng, bảo vệ tổ chức và cán bộ, đảng viên trong tình hình mới”(15),
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa IX về công tác xây dựng Đảng tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chủ trương tăng cường công tác
bảo vệ Đảng với nội hàm mới và cụ thể hơn: “Hết sức chú trọng công tác bảo vệ Đảng
cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Bảo vệ chính trị nội bộ là trách nhiệm của
toàn Đảng, trước hết là của các cấp ủy đảng. Bảo vệ chính trị nội bộ phải trên
cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối,
chủ trương, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, bảo vệ sự đoàn kết, thống
nhất trong Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên”(16). Nhất quán với chủ trương này,
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Điều 2, Khoản 4 cũng quy định rõ một
trong bốn nhiệm vụ đảng viên đó là: “Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính
sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong
Đảng”.
Đất
nước ta đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để hiện thực hóa mục tiêu chiến lược
phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, song cũng đứng trước
không ít nguy cơ thách thức, đòi hỏi vai trò lãnh đạo của Đảng phải không ngừng
được củng cố, tăng cường. Những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về tính tất yếu phải bảo vệ Đảng đến nay vẫn giữ nguyên giá trị đòi hỏi
Đảng phải tiếp tục được vận dụng để xây dựng và chỉnh đốn thật sự trong sạch, vững
mạnh theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên tất cả
các mặt, chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ. Vì vậy, Văn kiện
trình Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Kết hợp hài hoà, chặt chẽ và có hiệu
quả giữa xây dựng với chỉnh đốn Đảng; giữa xây dựng Đảng với bảo vệ Đảng”(17).
Theo đó, bảo vệ Đảng là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong nhiệm
vụ trọng tâm thứ nhất “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”
và là nhiệm vụ quan trọng của nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện - một
trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 của nhiệm kỳ Đại
hội XIII đó là: “Chú trọng công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ”(18).
Có
như vậy mới, xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, để Đảng ta thực sự xứng
đáng “là đạo đức, là văn minh”./.
PVP-H4
Chú
thích:
(1)
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 34, Nxb. Chính trị quốc gia Sự Thật, H,
1998, tr.582.
(2)
V.I.Lênin: Toàn tập, tập 19, Nxb. Chính trị quốc gia Sự Thật, H, 2005, tr.272.
(3)
(4) (5) (6) Sđd, V.I.Lênin: Toàn tập, t.19, tr.45; tr.259; tr.481; tr.481-482.
(7)
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, H, 2011, t.12,
tr.335.(8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr.159
(9)
(11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.299, 372.
(10)
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr.466.
(12)
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự Thật,
H, 2002, t.2, tr.181.
(13)
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, H, 2002, t. 21
tr.710-711.(14) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, H, 2005,
t. 38, tr.45.(15) (16) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, H,
2018, t.65, tr.331, 437.
(17)
(18) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, H, 2021, t.1, tr.38, 111.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét