CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

NHẬN DIỆN NHỮNG THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC, BÓP MÉO LỊCH SỬ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY

 

Sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch chuyển trọng tâm chống phá vào các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có Việt Nam. Mục tiêu chống phá về tư tưởng của chúng là gây ra sự hỗn loạn về lý luận, tư tưởng, tạo ra "sự mơ hồ về chính trị", "khoảng trống về tư tưởng", gây tâm lý hoài nghi, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Để thực hiện mục tiêu trên, các thế lực thù địch áp dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, trong đó chúng đặc biệt coi trọng thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ và bóp méo lịch sử; triệt để lợi dụng những khúc quanh của lịch sử, những "khoảng trống" hoặc là sự thiếu hiểu biết về lịch sử… để xuyên tạc và phủ nhận những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những thủ đoạn trên của các thế lực thù địch là cực kỳ nguy hiểm vì nó tạo ra sự nghi ngờ, gây hoang mang trong quần chúng, làm cho quần chúng mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Với ý nghĩa đó, để nhận diện đúng đắn và vạch trần âm mưu thâm độc, thủ đoạn xảo quyệt của các thế lực thù địch trong việc xuyên tạc, bóp méo lịch sử là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay. Để thực hiện nhiệm vụ đó, trước hết cần nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về công tác bảo vệ an ninh tư tưởng; về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; tăng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cần nhận thức đúng về mục tiêu, yêu cầu bảo vệ Tổ quốc; vị trí, vai trò của quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; nhiệm vụ, nội dung của công tác bảo vệ an ninh tư tưởng, nhận diện chính xác những nhóm đối tượng đang ra sức chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay. Kết hợp đa dạng hóa các hình thức đấu tranh, tuyên truyền, giáo dục với các biện pháp tổ chức, cán bộ, kiểm tra, giám sát; vừa “xây”, vừa “chống”, trong đó lấy “xây” làm chính trong mọi tổ chức, cá nhận.

LHT-H8

 

 

 

0 nhận xét: