Thời gian ngần
đây một số kẻ cơ hội phản động như Trần Trung Đạo, Nguyên Anh… lại đưa
ra luận điệu, bài viết: “Những điều mơ hồ hoang tưởng”; “Việt Nam không thể
tiến đến một cái xã hội được gọi là xã hội chủ nghĩa”... Trong luận điệu, bài
viết họ đã cố tình xuyên tạc lịch sử, tuyên truyền, bịa đặt sự thật nhằm chống
phá, gây hoang mang, hoài nghi, làm giảm sút lòng tin của cán bộ, đảng viên
và nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây là một luận điệu
hết sức phản động, cho thấy dã tâm quyết chống phá Đảng, Nhà nước ta, chống
phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với tâm địa đen tối chúng đã
đưa ra nhận định hết sức phản động, phủ nhận những thành tựu mà đất nước và
nhân dân ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng. Song, luận điệu phản động
của họ bị lịch sử và thực tiễn sống động ở Việt Nam hiện nay bác bỏ. Bởi lẽ: Thứ nhất, việc lựa chọn con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân Việt Nam, phù hợp với quy luật của lịch
sử. Suốt thời
gian dài bị chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lược, nhân dân ta đã thấy rõ bản
chất áp bức, bóc lột, bất công, tàn bạo của thực dân, đế quốc. Nhiều lực lượng
trong xã hội và một số nhà yêu nước đã đứng lên làm cách mạng nhưng đều bị thất
bại; chỉ đến khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đến được với chủ nghĩa Mác - Lênin,
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, cách mạng Việt Nam mới chấm dứt sự bế tắc về đường lối cách mạng. Theo
đó, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản. Từ đây, cách mạng Việt Nam được đặt trong quỹ đạo cách
mạng vô sản; là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới trong cuộc đấu
tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do đó, đối với
cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn tất yếu khách quan, là
khát vọng của nhân dân ta, là mục tiêu xuyên suốt đường lối lãnh đạo cách mạng
của Đảng; nhờ đó toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã lập nên bao kỳ tích,
giành độc lập, thống nhất, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, tạo tiền đề
quan trọng để nước ta đổi mới và phát triển toàn diện trên tất các lĩnh vực,
đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”. Thứ hai, Những
thắng lợi, thành tựu của đất nước kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành
lập đến nay, đặc biệt là từ khi Đổi mới (1986) là những bằng chứng sinh động
đập tan mọi âm mưu xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm làm ảnh hưởng đến
uy tín của Đảng. Qua 35 năm đổi
mới, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém
phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bộ mặt đất nước, đời sống
của nhân dân thật sự thay đổi; dân chủ XHCN được phát huy và mở rộng; đại
đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Công tác xây dựng Ðảng, xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống chính trị được đẩy mạnh; sức mạnh về mọi
mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ và chế độ XHCN được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng đi vào
chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Các
thành tựu đó tạo tiền đề quan trọng để đất nước tiếp tục đổi mới, phát triển
trong những năm tới; đồng thời khẳng định con đường đi lên CNXH là phù hợp với
thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Cội nguồn của các
thành tựu đó là do Ðảng ta có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, phù hợp lợi
ích, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân tích cực ủng hộ, thực hiện, được
bạn bè quốc tế ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ. Vào những năm
1990 nước ta từ chỗ thiếu thốn, có khi phải nhập lương thực, nay đã thành nước
xuất khẩu gạo đứng ở tốp đầu thế giới. Chưa bao giờ nhịp độ phát triển và
thay đổi từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến đồng bằng lại nhanh
chóng, mạnh mẽ như hiện nay. Nhờ sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã ghi nhiều
dấu ấn trong năm 2020 và trong giai đoạn 2016-2020. Theo Báo cáo của Chính phủ
về tình hình kinh tế-xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020, tốc độ tăng trưởng
giai đoạn 2016-2019 đạt khá cao, bình quân 6,8%/năm. Năm 2021, mặc dù chịu ảnh
hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng 9 tháng vẫn đạt 2,12%, cả năm
ước đạt 2-3%; là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực
và trên thế giới. Quy mô GDP tăng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu
người 2020 ước đạt hơn 2.750 USD; năng suất lao động giai đoạn 2016-2020 tăng
5,8% vượt mục tiêu đề ra; chỉ số giá tiêu dùng giảm từ 18,6% năm 2011 xuống
dưới 4% giai đoạn 2016-2020; xuất nhập khẩu tăng 1,7 lần, xuất siêu 5 năm
liên tục; thương mại điện tử tăng 25%, trở thành một kênh phân phối quan trọng
của nền kinh tế; du lịch tăng trưởng bình quân gần 30%/năm, đạt 18 triệu lượt
khách quốc tế vào năm 2019, tăng hơn 10 triệu lượt so với năm 2015. Năm 2021,
mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nhưng Việt Nam vẫn là một
trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. |
Thứ ba, vấn đề
an sinh xã hội luôn được quan tâm đúng mức. Theo công bố
mới nhất từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Việt Nam là một trong 30 quốc
gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều. Lĩnh vực giảm nghèo tiếp tục được Quốc hội, Chính phủ
quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư trung hạn để thực hiện mục tiêu giảm
nghèo bền vững. Nhờ đó, công tác giảm nghèo giai đoạn này đã giúp nâng cao
thu nhập, cải thiện cả đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, người
dân trên địa bàn nghèo, vùng đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều) của cả nước giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống còn
2,75% vào cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn
khu vùng dân tộc và miền núi giảm khoảng 3-4%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu
số giảm bình quân 4%/năm. Thu nhập bình quân hộ nghèo đến cuối năm 2020 tăng
gấp 1,6 lần so với năm 2015. Diện mạo nghèo đói ở tất cả các vùng miền trên cả
nước đã cải thiện đáng kể. Việt Nam đã hoàn thành, về đích trước 10 năm so với
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) về giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế
ghi nhận và đánh giá cao. Nhiều chỉ số về giáo dục phổ thông của Việt Nam được
đánh giá cao trong khu vực, như: tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99%
(đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN, sau Singapore); tỷ lệ học sinh đi học và
hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối
ASEAN. Việt Nam là một trong số ít quốc gia có hệ thống y tế được tổ chức rộng
khắp tới tận thôn, bản; làm chủ được nhiều kỹ thuật công nghệ cao mang tầm thế
giới như: ghép chi, tim, gan, thận. Trong đại dịch Covid-19, với bao khó
khăn, nhưng Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn giữ những nguyên tắc bất di, bất dịch,
đó là ưu tiên sức khỏe và sự an toàn của người dân lên trên hết, trước hết. Mục
tiêu ấy phù hợp lợi ích, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân đồng lòng, ủng
hộ và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Những thành tựu
mà Việt Nam đạt được đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội
chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được
các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức
phát triển kinh tế. Đây chính là tiền đề quan trọng, tạo ra tiềm lực, sức
mạnh, niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong tương lai. Vì
vậy, luận điệu của Trần Trung Đạo, Nguyên Anh… đưa ra đã thể hiện rõ bộ mặt của
kẻ phản động, chống phá cách mạng nước ta. Do đó, mọi người cần nâng cao cảnh
giác và đấu tranh bác bỏ. Đồng thời, chúng ta luôn vững tin vào sự nghiệp đổi
mới ở nước ta sẽ ngày càng đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa, đưa Việt
Nam vững bước trên con đường trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI./. |
=TXD-H2=
0 nhận xét:
Đăng nhận xét