Hiện, đại tướng
đã ở tuổi 100, vẫn minh mẫn và dành trọn tình yêu cho nhân dân, đất nước
Sinh năm 1922
ở Hưng Yên, ông Nguyễn Quyết (tên thật là Nguyễn Tiến Văn) được may mắn đi học.
Năm 1937, xong tiểu học lúc 15 tuổi, ông lên Hà Nội tự tìm việc làm nuôi thân
và cũng để tìm gặp những người cách mạng. Công việc đầu tiên của ông là làm văn
thư, phát hành Báo Đuốc Tuệ nằm trong chùa Quán Sứ, và từ 1938 tham gia tích cực
vào phong trào của nhóm công nhân nhà in Báo Đuốc Tuệ.
“Chiều
18.8.1945, anh em công nhân xưởng Avia mang ô tô đi lấy vũ khí bên Gia Lâm. Khi
về qua cầu Long Biên bị lính Nhật khám xét và đưa hết cả cờ cách mạng, vũ khí về
giam giữ tại bộ tham mưu Nhật ở phố Phạm Ngũ Lão. Thấy sự việc có thể ảnh hưởng
đến kế hoạch khởi nghĩa, chúng tôi huy động hàng nghìn công nhân kéo đến chỗ
quân Nhật đòi trả người, súng và tiếp tục huy động quần chúng đến hỗ trợ, biến
thành cuộc mít tinh lớn. Quân Nhật đưa xe tăng và binh lính ra uy hiếp. Chúng
tôi cho khênh tủ, bàn ghế và mọi thứ cồng kềnh làm chướng ngại vật dọc phố
Tràng Tiền và huy động quần chúng bao vây tứ phía. Quân Nhật nhượng bộ trả cờ,
hẹn hôm sau trả người và s.úng. Chúng tôi tiếp tục gây sức ép, chúng trả người,
còn súng thì giữ với lý do “sợ Việt Minh lấy súng đánh Nhật”. Tôi phải giải
thích: “Đây là súng để nhân dân giành độc lập. Việt Nam sẽ không đánh Nhật nếu
Nhật không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”. Giằng co mãi, 12 giờ
đêm, quân Nhật mới trả cả người và súng”...
“Biết tôi
tham gia hoạt động cách mạng, sư cụ phụ trách chùa khuyên tôi đi tu để thoát khỏi
nỗi khổ trần tục, chứ đi làm cách mạng là con đường nguy hiểm”, đại tướng Nguyễn
Quyết nhớ lại, và cười: “Tôi lại nghĩ muốn thoát khỏi bị áp bức bóc lột thì phải
đấu tranh. Chỉ có làm cách mạng và chỉ những người cộng sản mới lật đổ chế độ
cai trị của đế quốc, phong kiến”.
Cuối 1939,
ông Quyết về Hưng Yên. Với danh nghĩa phóng viên Báo Đuốc Tuệ, ông đã giác ngộ
và xây dựng quần chúng trong các tổ chức Thanh niên phản đế, Nông dân phản đế,
Phụ nữ phản đế... Đầu 1940, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Tháng 8.1943, Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ Hoàng Quốc Việt điều ông Nguyễn Quyết về bổ
sung cho Ban Cán sự Hà Nội, với lý do “đã có thời gian hoạt động ở Hà Nội, có
kinh nghiệm xây dựng cơ sở và chống địch khủng bố”...
Thời điểm
này, ông Nguyễn Quyết mới 21 tuổi.
Cuối năm 1944
đầu 1945, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi. Tổng bộ Việt
Minh kêu gọi nhân dân sắm vũ khí đuổi kẻ thù chung. Không khí cách mạng sôi sục
khắp nơi, đòi hỏi Hà Nội phải chuẩn bị gấp rút. Thành ủy Hà Nội giao cho các
đoàn thể xây dựng các đội tự vệ chiến đấu, phát triển mạnh các đoàn thể cứu quốc
và chuẩn bị lực lượng vũ trang làm nòng cốt cho khởi nghĩa.
Tại cuộc họp,
Đại tướng Nguyễn Quyết rành mạch và trầm giọng: “Cuộc họp kéo dài đến gần sáng
mới xong. Tôi yêu cầu các cán bộ về huy động lực lượng không phổ biến đi cướp
chính quyền mà chỉ nói là đi dự mít tinh để giữ bí mật và tạo bất ngờ. Cả ngày
18.8.1945, cả Hà Nội nằm im, chờ ngày mai khởi nghĩa”...
Lúc ấy, Bí
thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Quyết, 2 ngày nữa mới tròn 23 tuổi./.
CĐT-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét