Mới đây trên trang web Tiếng Dân News,
Nguyễn Đình Cống - kẻ phản bội đất nước đã đưa ra luận điệu “định nghĩa, nhận
thức hay mô tả thì cũng phải dựa vào cái có thật”, đây chính là sự xuyên tạc trắng
trợn bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Cụ
thể, núp dưới danh nghĩa “phản biện”, Nguyễn Đình Cống đã xuyên tạc nhiều nội
dung trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong đó ông ta cho rằng:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vi phạm “nguyên tắc định nghĩa khái niệm” khi
đưa ra khái niệm về chủ nghĩa xã hội và cho rằng chủ nghĩa xã hội là cái chưa
có thật, chưa tồn tại, Tổng Bí thư “đã đem những phán đoán, những mong ước về một
xã hội hiện hữu thành điều khẳng định, có thật, biến một dự báo thành một định
nghĩa”, như thế là ngụy biện. Đọc kỹ bài viết của Nguyễn Đình Cống, chúng ta ta
thấy rõ một điều là Y đã “sáng tạo” thêm một “nguyên tắc định nghĩa” mới: “định
nghĩa, nhận thức hay mô tả thì cũng phải dựa vào cái có thật”. Nguyên tắc định
nghĩa khái niệm mà Nguyễn Đình Cống “sáng tạo” ra chứng tỏ rằng hắn ủng hộ quan
điểm của chủ nghĩa thực chứng. Mà chủ nghĩa thực chứng chỉ là sản phẩm của chủ
nghĩa tư bản, được chủ nghĩa tư bản ra sức rêu rao, tâng bốc. Đây là công cụ mà
giai cấp tư sản, chủ nghĩa tư bản thường sử dụng để chống phá chủ nghĩa Mác.
Không thể phủ nhận một số cống hiến mà chủ nghĩa thực chứng đem lại đó là nhấn
mạnh yêu cầu về tính rõ ràng, chặt chẽ của tư duy, chống lại triết học tư biện.
Tuy nhiên, tư duy thực chứng chỉ phù hợp với một số khoa học cụ thể, đặc biệt
là khoa học tự nhiên. Nếu tuyệt đối hóa chủ nghĩa thực chứng sẽ làm cho tư duy
của con người sa vào kinh nghiệm, vụn vặt; hạn chế khả năng khái quát hóa, trừu
tượng hóa của tư duy; thủ tiêu bản chất năng động, sáng tạo của ý thức con người;
phủ định tính vượt trước của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Con người sẽ
không dự báo được khuynh hướng phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, làm
cho con người và xã hội loài người phát triển một cách tự phát, hỗn độn, không
có mục tiêu, phương hướng rõ ràng. Xã hội loài người mãi luẩn quẩn trong vòng xoáy
của chủ nghĩa tư bản. Đây chính là mục tiêu cần đạt được của các học giả tư sản
và bọn ăn bám như Nguyễn Đình Cống.
Để luận giải chính xác sự liên hệ,
phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy nhất định phải dựa vào thế giới quan
duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật của triết học Mác -
Lênin. Bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết này đã được thế giới thừa
nhận. Không phải ngẫu nhiên mà các học giả tư sản lại bầu chọn C.Mác là nhà tư
tưởng của thiên niên kỷ. Triết học Mác - Lênin chỉ ra rằng, hoạt động của con
người bao giờ cũng theo đuổi một mục đích nhất định.
Theo đó, để nhận thức và hoạt động thực
tiễn có hiệu quả tất yếu con người phải xác định được mục đích, phương hướng hoạt
động. Để lãnh đạo một quốc gia, dân tộc phát triển đúng hướng, tất yếu chủ thể
lãnh đạo quốc gia, dân tộc ấy phải xác định rõ mục tiêu, lý tưởng, con đường
phát triển và mô hình xã hội trong tương lai. Việc xây dựng một mô hình xã hội
trong tương lai không nhất thiết phải đặt ra một nguyên tắc là mô hình ấy đã tồn
tại, đã có thực. Cũng giống như việc Nguyễn Đình Cống phải vẽ một bản thiết kế
trước khi xây dựng một công trình mà không nhất định phải đòi hỏi rằng công
trình ấy đã tồn tại, đã có thực.
Triết học Mác - Lênin giúp loài người
hiểu ra một chân lý rằng, xã hội loài người sẽ luôn luôn vận động, phát triển.
Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự
nhiên. Chủ nghĩa xã hội sẽ chiến thắng chủ nghĩa tư bản như chủ nghĩa tư bản
chiến thắng các hình thái kinh tế - xã hội trước nó. Xã hội loài người không thể
dừng lại ở chủ nghĩa tư bản - một xã hội vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên
phẩm giá con người, phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng, “cá lớn nuốt cá bé”,
tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, hủy hoại môi trường sống, dân chủ giả hiệu,
không vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, v.v. Đây là chân
lý mà chủ nghĩa tư bản và những tên ăn bám như Nguyễn Đình Cống biết nhưng
không bao giờ dám thừa nhận quy luật này. Chúng tìm mọi cách để che đậy, xuyên
tạc, mà việc lợi dụng, tâng bốc, tuyệt đối hóa chủ nghĩa thực chứng là một thủ
đoạn.
Từ khi ra đời đến nay, nhờ việc trung
thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy
vật, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác địnhrõ mục tiêu, lý tưởng, lựa chọn đúng đắn
con đường phát triển, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối những năm cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX;lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác.Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay, để giữ vững định hướng và đi
đến thắng lợi cuối cùng nhất định phải xác định rõ mô hình xã hội chủ nghĩa với
những đặc trưng, dấu hiệu nội hàm cụ thể. Đây là một quá trình phát triển tư
duy lý luận lâu dài của Đảng ta. Trên cương vị là người đứng đầu của Đảng, một
nhà nghiên cứu lý luận mácxít chân chính, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái
quát lại 8 đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta đồng lòng hướng tới xây dựng đó là “một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa
trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt
Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng
sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.”. Việc
xác định rõ những đặc trưng cơ bản của một mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp với
điều kiện thực tiễn của Việt Nam là mục tiêu, định hướng lớn cho sự nghiệp đổi
mới ở nước ta hiện nay, giúp Việt Nam vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Nếu tuân thủ nghiêm ngặt “nguyên tắc định
nghĩa khái niệm” mà Nguyễn Đình Cống đã “sáng tạo” ra thì không bao giờ Đảng ta
có một bước tiến về mặt lý luận to lớn như vậy.
Để xuyên tạc một bài viết có tính định
hướng cao, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,
Nguyễn Đình Cống không còn cách nào khác là phải dựa vào quan điểm của chủ
nghĩa thực chứng, “sáng tạo” ra một “nguyên tắc định nghĩa khái niệm” mớiđó là
“định nghĩa, nhận thức hay mô tả thì cũng phải dựa vào cái có thật”. Nguyên tắc
định nghĩa khái niệm mà Nguyễn Đình Cống đưa ra đã lột tả bộ mặt thật của một vị
giáo sư được sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, được hưởng đầy
đủ những chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước, công danh, sự nghiệp khó ai sánh bằng
nhưng lại ngang nhiên công khai đưa ra những quan điểm sai trái, xuyên tạc, phản
động, hòng kéo lùi lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Đây là hành động
không thể chấp nhận, mà phải đấu tranh loại bỏ./.
LHT-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét