Kỷ luật
là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân
dân Việt Nam. Chấp hành kỷ luật là một nguyên tắc trong xây dựng quân đội cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, là điều kiện bảo đảm cho quân đội
luôn có sự tập trung thống nhất cao về ý chí và hành động, vượt qua khó khăn,
thử thách, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Hồ Chí Minh đã khẳng định:“quân
đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm”. Tuyệt
đối phục tùng và chấp hành nghiêm mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên là biểu hiện
tập trung cao nhất của việc chấp hành nghiêm kỷ luật. Do vậy, Người luôn yêu cầu
mọi cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân phải chấp hành kỷ luật một cách tự giác và
nghiêm minh; đối với mệnh lệnh cấp trên ban xuống thì phải tuyệt đối phục tùng
và triệt để thi hành; báo cáo từ dưới lên trên phải thật thà, nhanh chóng và
thiết thực; là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức; số ít phải phục tùng
đa số; địa phương phục tùng Trung ương… trong bài nói tại Hội nghị tổng kết chiến
dịch Lê Hồng Phong II, họp từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 10 năm 1950 tại Lam
Sơm, tỉnh Cao Bằng, Người chỉ rõ: “Mệnh lệnh cấp trên đưa xuống thì phải tuyệt
đối phục tùng và triệt để thi hành”.
Lịch
sử hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội ta cho thấy, lời
huấn thị của Bác thực sự là một di sản tư tưởng, lý luận quý báu; một nguyên tắc
đặc biệt quan trọng, trở thành lời thề danh dự của mỗi quân nhân đã góp phần
xây dựng Quân đội ta, từ một đội quân du kích lúc ban đầu trở thành một quân đội
có ý thức tổ chức kỷ luật cao, luôn kiên định trước mọi khó khăn, thử thách;
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, bản lĩnh, sẵn sàng đánh bại mọi kẻ thù xâm lược,
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
NMH-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét