CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1890 - 1969) (phần 3)

 

Nhân kỷ niệm 132 năm (19/5/1890 - 19/5/2022) ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi xin giới thiệu tới các đồng chí và các bạn về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ra mắt Chính phủ lâm thời do Người làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Ngày 01/01/1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tháng 01/1946, Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 02/3/1946, Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 3/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ thành lập Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ (từ 11/1946 đến 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (từ 11/1946 đến 1947).

Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng. Ngày 19/12/1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.

Thời gian này, chính phủ ta phối hợp với chính phủ kháng chiến Lào và lực lượng cách mang Campuchia kháng chiến chống Pháp. Ở Lào , trước đó vào ngày 23/8/1945: Nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương và Mặt trận Lào It-xa-la (Lào Tự do) nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12-10-1945, nước Lào độc lập, chính phủ lâm thời của Mặt Trận Lào Tự do được thành lập, đứng đầu là ông Phaya Khammao (1945 - 1950) làm thủ tướng. Sau ngày nước Lào tuyên bố độc lập (12.10.1945), chính phủ lâm thời cử hoàng thân Souphanuvong giữ chức bộ trưởng Bộ Ngoại giao, sau kiêm Tổng Chỉ huy các lực lượng vũ trang trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đầu năm 1946 cuộc xâm lược của Thực Dân Pháp bắt đầu, chính phủ của ông Khammao rút sang Thái Lan để tiến hành kháng chiến. Tuy nhiên do sự lãnh đạo yếu kém của ông, khiến cho lực lượng vũ trang Lào Issara và chính phủ lâm thời Ít-xa-ra (Lao Issara, Lào Tự do) gần như bị tan rã, ông cũng bị mất liên lạc với các lực lượng vũ trang trong nước, uy tín bị suy giảm. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo và hỗ trợ của Đảng Cộng Sản Đông Dương cũng như quân tình nguyện Việt Nam, Mặt trận Lào Tự do (Lào Issara) và các lực lượng vũ trang Lào được tái lập bởi tổng chỉ huy Souphanuvong và đồng chí Cayxỏn Phômvihản, sau đó Mặt trận Lào Tự do (Lào Issara) được cải tổ thành Mặt Trận Lào kháng chiến, sau đó đổi tên thành Mặt trận dân tộc thống nhất Lào (tức Neo Lào Ítxalạ) do Souphanuvong làm chủ tịch. Năm 1950, tại Đại hội Quốc dân Pa Thệt Lào (Pathet Lao - Đất Lào), ông được cử giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc thống nhất Lào (Neo Lao Itxara) và Thủ tướng Chính phủ kháng chiến thay thế ông Khammao, tiếp tục lãnh đạo nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp. Còn ở Campuchia thì khác, trước đó khi cách mạng tháng 8/1945 thành công ở Việt Nam và Lào, hai nước tuyên bố độc lập, thì những người cách mạng Campuchia bỏ lỡ thời cơ. Ngày 10 tháng 10 năm 1945, liên quân Anh-Pháp-Ấn tiến vào Phnom Penh lật đổ chính phủ bù nhìn thân Nhật của Sơn Ngọc Thành, bắt giam ông, tái lập chế độ thuộc địa và đưa Sihanouk trở lại làm vua, sau đó khi Thực Dân Pháp bị sa lầy ở miền nam Việt Nam thì quân đội Anh - Ấn Độ (thuộc Anh) rút lui. Mặc dù vậy nhóm các đảng viên cộng sản người Campuchia liên minh với những người thuộc các xu hướng chính trị khác bắt đầu tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang riêng với tên gọi là Khmer Issarak (Khmer Độc Lập), cùng tham gia phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, phối hợp hoạt động kháng chiến với chính phủ Việt Nam tại Nam bộ. Lãnh đạo mặt trận là Sơn Ngọc Minh và một phần ba giới lãnh đạo là thành viên của Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong suốt nửa sau thập niên 1940, chính phủ ta đã cử người tới Campuchia, hỗ trợ Lực lượng Khmer Issarak, điều đó làm ảnh hưởng của họ ngày càng tăng. Đảng Cộng sản Đông Dương tiếp tục hỗ trợ, huấn luyện cho quân đội Khmer Issarak đấu tranh vũ trang chống Pháp.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội tách Đảng CS Đông Dương thành ba đảng. Ở Việt Nam là Đảng Lao Động Việt Nam (nay lấy tên cũ là Đảng Cộng sản Việt Nam), ở Campuchia thành lập Đảng NHân Dân Cách Mạng Khmer Campuchia (nay đổi tên thành Đảng Nhân Dân Campuchia), còn riêng Lào phải đến tận năm 1955 mới thành lập Đảng Nhân Dân Lào (nay đổi tên thành Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào).

Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (7/5/1954). Ở thời kỳ này, chính phủ Mỹ muốn duy trì sự hiện diện của Pháp tại Đông dương nên đã ra sức giúp Pháp về vật chất. Chính phủ Mỹ đã “gánh” 80% chiến phí của Pháp tại Đông dương. Năm 1953, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã đề ra “học thuyết Eisenhower”, lấy chiến lược “trả đũa ào ạt” làm chiến lược quân sự toàn cầu mới. Tháng 7-1953, Mỹ phê chuẩn “Kế hoạch Navarre” của bộ chỉ huy Pháp, gánh chịu mọi khoản chi phí cho kế hoạch đó, gồm gần 400 triệu USD. Tính đến tháng 1-1954, riêng về vũ khí và phương tiện chiến tranh, Mỹ đã “viện trợ” cho chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương gồm 360 máy bay, 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 390 tàu chiến và tàu quân sự, 16.000 xe quân sự các loại, 175.000 súng trường và súng máy.

Nhưng Pháp vẫn thua và phải ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Geneve năm 1954, lập lại hòa bình ở Đông dương. Mỹ đã không tham gia ký kết Hiệp định này, vì có ý đồ sau này sẽ thay chân Pháp cai trị Đông dương. Sau Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thu được rất nhiều vũ khí có xuất xứ từ Mỹ. Có 37 phi công Mỹ đã tham gia lực lượng viễn chinh Pháp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tổng kết lại, nếu như năm 1950, Mỹ chỉ “viện trợ” quân sự 10 triệu USD cho Pháp trong cuộc chiến tranh thì đến năm 1954, số lượng này đã tăng lên đến 1,1 tỷ USD, chiếm 78% chi phí chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương. Từ năm 1950 đến 1954, tổng số viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ cho Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương đã vượt quá 3,5 tỷ USD. Tướng Pháp Navarre sau này viết trong hồi ký rằng: “Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ”.

Thời kỳ này, Việt Nam dân chủ cộng hòa là một chính phủ còn non trẻ, phải dựa vào hai người bạn là Liên Xô, Trung quốc và các nước XHCN khác cùng một số nước tư sản dân tộc mới giành độc lập có tư tưởng chống đế quốc như Ấn Độ, Iraq mới đánh đuổi được thực dân Pháp. Vì thế, mới có giới tuyến quân sự tạm thời (tại vĩ tuyến 17) để cách ly hai lực lượng tham chiến, chờ Tổng tuyển cử trong cả nước. Hiệp định này cũng gây bất lợi cho cách mạng Đông Dương, nó hạn chế chiến thắng của chính phủ Việt nam cùng chính phủ kháng chiến Lào và lực lượng cách mạng Campuchia. CP Việt Nam DCCH mới giải phóng được một nửa đất nước; vùng giải phóng của lực lượng Pathet Lào chỉ còn lại hai tỉnh (Sầm Nưa và Phong Xa Lì); còn lực lượng Khmer Issarak Campuchia không còn vùng giải phóng, nên lực lượng vũ trang và chính phủ kháng chiến buộc phải giải tán.

Tuy vậy thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp tại Đông Dương năm 1954 của nhân dân Việt Nam và Lào đã tạo ra một làn sóng nổi dậy của nhân dân thế giới chống ách đô hộ của chủ nghĩa đế quốc trên toàn cầu, nó dẫn đến sự sụp đổ của nền Cộng Hòa thứ tư tại Pháp cùng với đó là hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ (đại diện là Pháp và Anh) và chủ nghĩa thực dân kiểu mới (đại diện là đế quốc Mỹ) trên toàn thế giới khi nhiều nước như Algieria, Cuba..v..v.. nổi dậy giành độc lập, mà nổi bật nhất là Cuba. Ở Cuba, tổ chức phong trào cánh tả ủng hộ chủ nghĩa xã hội là “phong trào 26-7” do Fidel Castro thành lập vào năm 1953 đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc chống lại ách thống trị độc tài của Mỹ và chính quyền tay sai, từ năm 1956 -–1959, nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro đã nổi dậy khởi nghĩa chống chính phủ tay sai Batixta do Mỹ hậu thuẫn, kết quả là ngày 1-1-1959, được sự phối hợp chặt chẽ của cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân và nhân dân La Habana, nghĩa quân đã tiến vào chiếm lĩnh thủ đô mà không cần phải nổ súng. Chế độ độc tài Batixta đã bị lật đổ. Cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Cuba giành thắng lợi, chấm dứt 5 thế kỷ đô hộ của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập đất nước. Ngay sau khi cách mạng thắng lợi, trong vòng chưa đầy 2 năm, Chính phủ cách mạng Cuba do Phiđen Caxtơrô đứng đầu đã hoàn thành triệt để những cải cách dân chủ: cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ v.v... Sau khi đánh thắng đội quân đánh thuê của Mỹ đổ bộ vào bãi biển Hirôn ngày 17-5-1961, Chính phủ bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn mới, Phong trào 26 tháng 7, Đảng Xã hội nhân dân Cuba và Ban chỉ đạo Phong trào 13 tháng 3 đã hợp nhất thành ''Tổ chức cách mạng thống nhất'' (26-7-1961) và đến năm 1965 đổi tên thành Đảng Cộng sản Cuba. Đất nước Cuba tiến lên Chủ nghĩa Xã hội.

Thắng lợi Cách mạng Cuba đã dẫn đến một cao trào nổi dậy vũ trang tại các “thuộc địa kiểu mới” của Mỹ trên khắp Châu Mỹ La tinh, nó còn được thêm chất xúc tác là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của chính phủ và nhân dân hai nước Việt – Lào vào năm 1975, biến lục địa này thành "lục địa bùng cháy", hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mỹ gồm các chế độ độc tài quân sự thân Mỹ ở các nước Châu Mỹ la tinh lần lượt sụp đổ vào những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ 20 như Xômôxa (Somoza) ở Nicaragoa (1979), Alfredo Poveda ở Ecuador (1979)… v.v.. điều đó khiến cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa Thực dân kiểu cũ và kiểu mới bị phá sản hoàn toàn./.

CĐT-H4

 

 

0 nhận xét: