CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

NHẬN DIỆN LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI VỀ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

 

Ra đời từ những năm 40 của thế kỷ XIX, triết học Mác - Lênin luôn luôn là thế giới quan, phương pháp luận cho nhận thức và hoạt động thực tiễn, việc nghiên cứu, học tập, nắm vững những lý luận cốt lõi của triết học Mác - Lênin là nhu cầu cần thiết, vì nó không chỉ có ý nghĩa giúp chúng ta hiểu đúng hơn, đầy đủ hơn, mà còn cung cấp vũ khí lý luận sắc bén, tư tưởng vững  chắc, niềm tin trong việc bảo vệ cấu phần trong nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Ngày nay, các thế lực thù địch tiếp tục điên cuồng chống phá quyết liệt vào những quan điểm có tính chất nền tảng của triết học Mác - Lênin, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, họ thâm độc hơn với nhiều chiêu trò khác nhau, bằng những phương tiện, công cụ khác nhau, chúng tấn công vào tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân để rồi dẫn đến tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt nhận diện đúng “căn bệnh và bốc đúng thuốc” sớm đấu tranh, bảo vệ thành công triết học Mác - Lênin, góp phần bảo vệ cấu phần trong nền tảng tư tưởng của Đảng. Có thể khái quát một số biểu hiện cụ thể như sau:

Một là, các thế lực thù địch tư biện cho rằng triết học Mác - Lênin chỉ đúng ở thế kỷ XIX nay không còn đúng nữa.

Tư duy tư biện là lối tư duy, nhận thức, suy luận đơn thuần không dựa vào thực tiễn, không xuất phát từ hiện thực khách quan, từ đó đi đến kết luận không chặt chẽ, không lôgic, thậm chí có những kết luận mang tính áp đặt, sai lầm. Lối tư duy này hiện nay khá phổ biến, kể cả xuất hiện trong tư duy, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Sinh thời, Lênin đấu tranh, bảo vệ quan điểm thực tiễn, yêu cầu nhận thức phải dựa trên thực tiễn, lấy thực tiễn làm cơ sở, động lực, mục tiêu, là tiêu chuẩn của nhận thức chân lý. Lênin nêu rõ: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức”.

Hai là, các thế lực thù địch cho rằng quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử của triết học Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa duy vật kinh tế thuần túy, tuyệt đối vai trò của lao động sản xuất vật chất, xem nhẹ lao động sản xuất tinh thần và quá trình sản xuất bản thân con người.

Ba là, các thế lực thù địch cho rằng việc Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin - cấu phần quan trọng làm nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam cho hành động là sự sai lầm về thế giới quan và phương pháp luận.

Ngày nay nghe nói nhiều về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, đời sống, thu nhập cá nhân rất cao, những hình ảnh ấy chúng ta không hề phủ nhận. Tuy nhiên, cần có cái nhìn khách quan, đánh giá toàn diện về chủ nghĩa tư bản, với cách tiếp cận khu vực, thì khu vực trung tâm của chủ nghĩa tư bản một mãng rất nhỏ có được sự phát triển về kinh tế, trung tâm tài chính, khoa học, công nghệ của thế giới. Nhưng lại là nơi gieo mầm cho các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc, chiến tranh, khủng bố, an ninh con người bị đe dọa, một trong những hiện tượng khá phổ biến là “xả súng vào trường học”. Ngược lại, khu vực ngoại vi một mãng rất lớn của chủ nghĩa tư bản, thì lại nghèo về kinh tế, thiếu lương thực, ô nhiểm môi trường, sự nô dịch áp bức, dịch bệnh, giáo dục, y tế rất lạc hậu, thực tế đó một lần nữa minh chứng bản chất và sự giới hạn của chủ nghĩa tư bản, và khẳng định thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Điều này Đảng ta đã khẳng định: “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”. Đây là quy luật khách quan của lịch sử loài người, trải qua nhiều thử thách của thời gian và thực tiễn, lý luận hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin với việc nghiên cứu lịch sử bằng phương pháp biện chứng vẫn giữ nguyên giá trị khoa học và thời đại của nó, việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn./.

N.T.L.H2

 

 

0 nhận xét: