Tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự tiếp nối tư tưởng của học thuyết Mác – Lênin. Sự tiếp nối ấy được thể hiện tập trung ở nội dung: mục tiêu và con đường phát triển của dân tộc Việt Nam.
Đó là mục tiêu chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa cộng sản đã được xác định trong chánh cương vắn tắt, sách lược
văn tắt của Đảng năm 1930 là con đường là làm cách mạng tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng. Mục tiêu đó, sau này trong văn kiện của Đảng được diễn đạt
bằng nhiều cụm từ như “cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”, “độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu này bao gồm nội dung giải
phóng dân tộc, nội dung dân chủ và nội dung cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Từ thực tiễn Việt Nam với
phong trào cứu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã được kiểm nghiệm
với nhiều mục tiêu và con đường cứu nước để phát triển như vũ trang đánh đuổi
thực dân Pháp để rồi quay lại củng cố chế độ phong kiến (phong trào Cần vương)
thì chính là đi ngược lại xu thế phát triển của xã hội Việt Nam, vì chế độ
phong kiến Việt Nam đã bị khủng hoảng từ thế kỷ XVI, đến thế kỷ XIX lại càng khủng
hoảng hơn. Kể cả hình thức cộng hòa đại nghị và quân chủ lập hiến tuy là mới đối
với Việt Nam (Dân chủ tư sản) nhưng đã là cũ và lỗi thời đối với thế giới. Các
chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học...đầy dũng
khí nhưng đường lối, phương pháp cách mạng không hợp với đất nước. Do vậy, các
phong trào đấu tranh yêu nước đó thất bại nhanh chóng, thất bại không phải chỉ
vì Việt Nam có vũ khí thô sơ, kỹ thuật tác chiến thua kém so với lực lượng xâm
lược Pháp, mà chủ yếu là do các phong trào yêu nước đó không hợp thời. Xu thế mới,
con đường cách mạng vô sản theo lý luận C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã nêu
lên, Hồ Chí Minh là người duy nhất đáp ứng được yêu cầu của xu thế phát triển
này một cách xuất sắc. Nhận thức và hành động của Hồ Chí Minh là nhận thức,
hành động của người đại diện, người đi tiên phong của xu thế tất yếu đó.
Trong thời gian gần đây,
các thế lực thù địch đã dùng mọi thủ đoạn để không ngừng phủ nhận, xuyên tạc tư
tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, con đường cách mạng Việt Nam, mà một trong những
thủ đoạn thâm độc của chúng là cố tình tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ
nghĩa Mác - Lênin. Hành động này chẳng khác gì cắt đi một cái gốc quan trọng nhất
của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có những quan điểm nhận định
không đúng về mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được Hồ Chí Minh lựa
chọn. Họ cho rằng, Hồ Chí Minh đã chọn sai, và theo họ, hệ lụy là đất nước Việt
Nam lâm vào nhiều cuộc chiến tàn khốc không cần thiết; rằng, vì mục tiêu và con
đường mà Hồ Chí Minh chọn không đúng, cho nên đất nước Việt Nam mới tiến chậm
chạp trong khi tiềm lực, tiềm năng của đất nước rất lớn, nếu chọn đúng mục tiêu
và con đường phát triển, mục tiêu và con đường tư bản chủ nghĩa, thì dân tộc Việt
Nam sẽ sớm sánh vai với các cường quốc năm châu, chứ đâu phải như hiện thời, đất
nước mới vừa thoát nghèo, phấn đấu để đất
nước không rổi vào cái bẫy của nước có thu nhập trung bình.
Cũng tương tự như vậy,
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đã có một số bất cập đặt
ra, nhưng đó chỉ là những hiện tượng không phản ánh bản chất. Sự xuyên tạc hay
phủ nhận mục tiêu và con đường cách mạng Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn
cũng chính là sự phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, là sự âm mưu của các thế lực
thù địch nhằm đả kích, xuyên tạc lý luận Mác - Lênin, muốn hạ bệ thần tượng Hồ
Chí Minh. Mặc dù sự thất bại của mô hình chủ nghĩa xã hội trên thực tiễn ở liên
xô và đông âu nhưng đó không phản ánh bản chất của lý luận về chủ nghĩa xã hội
mà C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã nêu lên.
Chính vì vậy, trên con đường
phát triển đất nước, chúng ta trước hết cần nhận thức đúng đắn về mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sự lựa chọn của Đảng và dân tộc ta, sự thật không
ai có thể xuyên tạc được và Hồ Chí Minh chính là nhân vật lịch sử đặc biệt của
cách mạng Việt Nam. Điều làm nên tính đặc biệt của tư tưởng Hồ Chí Minh chính
là sự tiếp nối của Người trong dòng chảy của chủ nghĩa Mác - Lênin, với tư cách
là dòng chảy chủ lưu của văn hóa nhân loại.
NVN-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét